Đăng bởi Mon - 30/11/2016
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Những năm trở lại đây phong trào strartup ở Việt Nam đang nở rộ hơn bao giờ hết. Thế nhưng có một lúc quá nhiều ý tưởng, sử dụng anh Văn giao tiếp còn kém, thiếu và còn non kém về kiến thức nền tảng là những điều mà khiến cho startup Việt ít thành công.
Một khi đã lựa chọn đi trên con đường startup là xác định đã chọn con đường gian khổ. Vì thế việc khởi nghiệp đòi hỏi sự chuẩn bị về tinh thần, kiến thức và kỹ năng. Việc hiểu biết được những điểm mạnh của bản thân và cần khai thác những điểm mạnh đó là điều mà các người làm startup cần phải được ưu tiên khi đã chọn con đường này.
Tham lam và có quá nhiều ý tưởng
Khác với trường hợp khi các bạn trẻ làm startup bị rơi vào tình huống thiếu ý tưởng thì một số lại có quá nhiều ý tưởng và không nhận biết được nên chọn ý tưởng nào.
Nhiều startup được hỏi là: tầm nhìn, sứ mệnh của bạn là gì? Thì lại có không ít các startup sẽ kể ra không dưới 3 mục tiêu riêng biệt. Thường họ xem startup như là những phép thử. Họ thử mục tiêu này rồi cảm thấy không phù hợp, rồi họ chuyển sang mục tiêu khác cũng không thành công rồi họ quay sang cái khác cũng thất bại rồi quay lại nhìn cái ban đâu và tự hỏi ”Cái ban đầu còn có vẻ hợp lý hơn?!”.
Ngoài ra một điều thường hay hiện hữu ở startup việt là muốn gom tất cả phân khúc khách hàng và làm bất chấp mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận trước mắt. Ví dụ như thường hay bất gặp trên các website giới thiệu công ty của họ rằng họ chuyên thực hiện các dự án phần mềm về quản lý bán hàng. Tức là ở đây miễn là phần mềm bán hàng cho tất cả các thể loại từ buôn bán quần áo, mỹ phẩm, nông sản, café,… và bất kể vừa,lớn, nhỏ giống như là họ có thể làm được tất cả. Nhưng họ lại không nghĩ rằng mỗi doanh nghiệp kinh doanh buôn bán mặt hàng khác nhau với những cách khác nhau. Vậy liệu phần mềm của họ có linh động đến mức làm được tất cả như họ vẫn nghĩ hay không?
Lời khuyên cho lúc này là hãy coi trọng chất lượng hơn số lượng vì bắt nguồn từ chất lượng sẽ sinh ra sự tín nhiệm đem lại phản hồi tốt từ khách hàng. Sau đó mới có trường hợp “chị 7 đã dùng thử sản phẩm của bạn rồi và thấy tốt nên mới giới thiệu cho tôi đến mua”.
Tóm lại để khắc phục được tình trạng này cần nên có tiêu chí chọn ý tưởng, ưu tiên chọn những ý tưởng có thể tiến xa, mang tính khả thi và đặc biệt phải giật dậy được niềm đam mê của cả nhóm startup.
Sử dụng Anh văn giao tiếp kém
Các đầu tư tiềm năng từ nước ngoài thường hay than phiền rằng gặp khó khăn khi giao tiếp với các startup Việt khi họ giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của họ. Và Tiếng Anh chính là nguyên nhân của mọi vấn đề.
Các startup Việt thường hay đánh mất cơ hội khi được giao lưu với các nhà đầu tư nước ngoài vì khả năng diễn đạt bằng tiếng anh còn kém và thiếu sự tự tin khi sử dụng làm mất sự ấn tượng với các vị khách quý này. Điều này cũng cho thấy sự thiếu sẵn sàng trong khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Startup Việt sẽ khó vươn xa cùng với anh em trên 4 bể 5 châu nếu tình trạng Anh ngữ vẫn còn dừng lại ở mức nói câu xin chào, tạm biệt hay chỉ sử dụng ngôn ngữ hình thể cố gắng mô tả sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tiếng anh thực sự không quá khó và nếu là người làm startup có tư duy hội nhập toàn cầu thì việc cải thiện tiếng anh thực sực cần thiết. Trong bài phát biểu ở hội nghị Saigon Tech Startup Fest diễn ra tại Thành Phố Hồ Chí Minh nữ giám đốc Google Việt Nam – Phương Anh cũng từng cho ý kiến như trên.
Các nhà đầu tư hay đối tác nước ngoài sẽ đánh giá cao về tầm nhìn toàn cầu của nhóm startup nếu bạn có được những con người có thể tự tin giao tiếp với họ.
Trên thực tế đã có một vài nhóm startup Việt bắt đầu xây dựng được tên tuổi hay thành công trên thị trường quốc tế đều là những nhóm người có trình độ tiếng Anh tốt.
Kiến thức nền tảng còn nhiều yếu kém
Sự thiếu hiểu biết về các vấn đề kinh doanh chuyên nghiệp của các startup Việt cũng là một nguyên nhân dẫn đến lý do vì sao các startup Việt ít thành công. Trong đó có hiểu biết về tài chính, luật pháp và thị trường.
Thiếu hiểu biết về tài chính trong khi các nhà đầu tư luôn cần con số về tiềm năng cho công việc kinh doanh theo thực tiễn để có thể đưa ra quyết định đầu tư vốn.
Họ thường thiếu hiểu biết về luật nên vướng vào nhiều vấn đề như thiếu cân nhắc về loại hình công ty khi thành lập, chưa biết cách thức để đăng sở hữu trí tuệ để phòng đối thủ cạnh tranh. Thiếu hiểu biết về thị trường nên khả năng xác định và ngắm vào phân khúc khách hàng chưa chính xác.
Startup là cuộc chơi vốn danh cho những người hiểu về nhu cầu thị trường khiến không ít khởi nghiệp Việt Nam mất hẳn lợi thế cạnh tranh so với startup nước ngoài vốn tìm hiểu thị trường rất kỹ trước khi bắt đầu ngay cả khi họ kinh doanh trên thị trường Việt Nam.