Sitemap là gì- Những điều cơ bản cần biết về sitemap?

Sitemap là gì- Những điều cơ bản cần biết về sitemap?

Đăng bởi Mon - 22/12/2016

Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTMLlập trình di động

Có rất nhiều phương pháp và chiêu thức giúp tối ưu hóa một website và một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua chính là sitemap. Trong thiết kế website, chúng ta thường hay nghe đến khái niệm sitemap. Vậy sitemap là gì và tại sao cần phải có sitemap? Chúng ta có thể tạo sitemap như thế nào? Khi tạo sitemap chúng ta cần lưu ý những gì? Chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc này của bạn thông qua bài viết dưới đây.

Sitemap là gì?

Theo bạn, sitemap là gì? Câu trả lời đã nằm ở trong chính câu hỏi: sitemap – tức là bản đồ (map) của một website (site). Nói một cách nôm na, sitemap hay còn gọi là sơ đồ của website là một tập tin văn bản hay hình ảnh có chứa tất cả các thông tin quan trọng của website. Để dễ hình dung hơn, bạn hãy tưởng tượng đến tấm bản đồ địa lý. Chúng ta có thể xem sitemap giống như tấm bản đồ địa lý và những địa điểm trên tấm bản đồ sẽ tương ứng với những trang có trên website của bạn. Vậy tại sao chúng ta phải cần có sitemap khi thiết kế website? Dưới đây là lý giải về sự tồn tại của sitemap.

Sơ đồ website
What is sitemap

Vì sao sitemap quan trọng?

Nếu như bạn hiểu rõ sitemap là gì thì chắc chắn sẽ biết được vì sao nó quan trọng. Sitemap quan trọng là vì nó tác động không ít đến hiệu quả làm SEO của bạn. Sitemap có nhiệm vụ hướng dẫn cho các bot của những bộ máy tìm kiếm những thông tin, liên kết của website để từ đó các bot này có thể lập chỉ mục (index) cho website đó. Một sitemap có cấu trúc tốt thì sẽ được Google đánh giá cao. Bên cạnh đó, nếu như website của bạn có bất kỳ thay đổi nào, sitemap sẽ giúp bạn kết nối và thông tin đến các bot của những bộ máy tìm kiếm một cách nhanh chóng nhất.

Bạn có thể tạo sitemap như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu sitemap là gì và lý do vì sao nó quan trọng, chúng ta hãy cùng nhau bàn đến cách thức tạo một sitemap. Trên thực tế thì việc tạo một sitemap không quá khó khăn. Có nhiều cách khác nhau để tạo một sitemap nhưng một trong những cách đơn giản nhất là bạn có thể tạo sitemap trực tuyến bằng 5 bước đơn giản sau:

Bước 1: Vào địa chỉ http://www.xml-sitemaps.com/. Trên đây bạn có thể tự tạo ra hơn 500 sitemap khác nhau mà hoàn toàn không mất phí. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều hơn thì có thể bỏ ra một mức phí khoảng từ 5 đô la đến 40 đô la/ tháng tùy theo những dịch vụ mà bạn mong muốn sử dụng.

Bước 2: Điền địa chỉ Url cho website của bạn và hoàn tất một số thông tin cơ bản theo hướng dẫn.

Bước 3: Nhấn nút “Start” và chờ quá trình hoàn tất. Sau khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ nhận được một danh sách các file sitemap nhưng chủ yếu bạn cần lưu ý đến 4 file sau: ror.xml, sitemap.html và urllist.txt, sitemap.xml.

Bước 4: Tải file xml về. Sau đó, sử dụng Notepad ++ để mở file đã tải và điều chỉnh các thông số Priority cho các url theo ý muốn của bạn.

Bước 5: Up file xml lên website của bạn và vào công cụ SEO Google Webmaster để cập nhật sitemap.

Tạo sitemap
Xây dựng sitemap chuẩn SEO

Một số lưu ý khi tạo sitemap

Trong quá trình tạo sitemap, có một số điều sau bạn cần lưu ý. Nếu như bạn đã hiểu rõ sitemap là gì thì có thể bỏ qua phần này vì chúng tôi tin rằng bạn đã biết cách tạo sitemap hiệu quả. Ngược lại, thì bạn hãy lưu ý những điều sau đây nhé.

Một là sitemap nên tương ứng với thiết kế của website. Như đã đề cập, sitemap là tấm bản đồ cho website của bạn. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như tấm bản đồ đó lại không đưa ra những chỉ dẫn phù hợp với thực tế của website? Chắc chắn các bộ máy tìm kiếm như Google sẽ đánh giá website của bạn là một website rác và cần được loại bỏ.

Hai là hạn chế sử dụng những yếu tố đồ họa khi tạo sitemap. Lý do là vì hiện nay người dùng thường hay sử dụng một số chức năng ngăn chặn đồ họa khi lướt các website. Do đó, nếu sitemap có các yếu tố đồ họa thì những yếu tố này sẽ không thể phát huy được vai trò của mình. Khi đó, sitemap của bạn cũng trở nên vô hiệu hóa đối với người dùng và trở nên thừa thải.

Cuối cùng, hãy đặt đường liên kết của sitemap ở trang chính hoặc trang đầu hay bất kỳ nơi nào mà người dùng có thể dễ dàng sử dụng khi cần thiết. Nếu đã hiểu rõ sitemap là gì thì chắc chắn bạn cũng phải biết rằng chức năng sitemap là điều hướng, hỗ trợ người dùng truy cập các trang trên website dễ dàng hơn. Vậy nếu bạn để sitemap ở những nơi khó tìm thì chúng còn tác dụng gì nữa?

Trên đây là một số thông tin cơ bản về sitemap. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn sitemap là gì, vì sao sitemap quan trọng cũng như cách thức tạo sitemap hiệu quả. Chúc bạn thành công.

PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648