Đăng bởi Mon - 09/03/2017
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Vào một ngày thứ 7 năm 2014, Whatsapp, ứng dụng nhắn tin hàng đầu thế giới gặp phải những vấn đề trục trặc và khi ấy, hàng triệu người dùng đã tìm kiếm một ứng dụng khác thay thế. Và lúc ấy, cái tên Telegram nổi lên như một cứu cánh cho người dùng. Vậy Telegram là gì và vì sao nó vượt mặt Whatsapp? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân nhé.
Telegram là gì?
Telegram là một ứng dụng nhắn tin tương tự như Whatsapp. Telegram được phát triển bởi anh em nhà Durov người Nga. Telegram là sự tích hợp giữa tốc độ nhắn tin của Whatsapp và mức độ bảo mật cao của Snapchat. Có thể nói, vào thời điểm Whatsapp chưa xảy ra sự cố thì chưa ai biết đến Telegram là gì. Tuy nhiên, nhờ vào sai lầm của Whatsapp mà Telegram đã thu hút gần 5 triệu người dùng ngay sau đó và thậm chí đã trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên Apple Store vào thời điểm đó. Không những thế, Telegram cũng trở thành ứng dụng hàng đầu tại hơn 46 quốc gia khắp thế giới từ Đức đến Ecuador. Ở Mỹ và một số quốc gia khác, Telegram cũng trở thành ứng dụng hàng đầu trong nhóm các ứng dụng mạng xã hội, vượt mặt cả Facebook, Whatsapp và Kik. Vậy đâu lả lý do khiến Telegram phát triển nhanh chóng như vậy? Dưới đây là 4 lý do.
Telegram có tính bảo mật cao
Như đã đề cập, Telegram có tính bảo mật cao hơn hẳn các ứng dụng chat hay nhắn tin khác. Durov, nhà sáng lập Telegram, đã trả lời rằng lý do hàng đầu giúp Telegram thành công như ngày hôm nay chính là nhờ vào việc xây dựng một cách thức giao tiếp có tính bảo mật cao. Hệ thống của Telegram bảo mật cao đến mức ngay cả các công ty an ninh của Nga cũng không thể tiếp cận được. Do đó, bạn có thể nhắn tin, tương tác với bạn bè mà không phải lo lắng bị các cơ quan an ninh hay hacker đánh cắp thông tin. Chức năng này của Telegram còn được gọi là Secret Chat.
Telegram như một mã nguồn mở
Lý do thứ hai giúp Telegram từ việc chẳng ai biết Telegram là gì cho đến hàng triệu người sử dụng là nhờ vào khả năng cải tiến không ngừng từ các developer bên ngoài công ty. Khác với Whatsapp hay các ứng dụng khác vốn giới hạn sự tiếp cận của bên thứ ba, Durov lại tạo điều kiện cho các developer khác tham gia vào quá trình thiết kế, phát triển ứng dụng Telegram. Các developer có thể truy cập vào những nền tảng phía dưới của Telegram để chỉnh sửa, thiết kế hay thậm chí là tạo ra các phiên bản mới cho ứng dụng này. Vì thế mà Telegram luôn có những giao diện, thiết kế mới hơn, tốt hơn và thân thiện với người dùng hơn.
Telegram là một ứng dụng miễn phí
Không như Whatsapp tính phí người dùng, Telegram lại sử dụng chiến lược miễn phí để thu hút khách hàng. Có lẽ nhờ vậy mà nhiều người biết rõ Telegram là gì hơn. Mục tiêu ra đời của Telegram không phải là kinh doanh mà là trở thành một tổ chức phi lợi nhuận. Và vì Telegram không đặt mục tiêu doanh thu hay lợi nhuận nên họ cũng không buộc người dùng miễn phí sử dụng các phiên bản có quảng cáo. Điều này giúp Telegram trở nên thu hút mọi người hơn. Và Durov cũng từng nói rằng công ty sẽ không nhận bất kỳ khoản đầu tư nào từ bên ngoài. Nếu như một ngày Telegram không còn đủ tài chính để hoạt động thì họ sẽ kêu gọi sự quyên góp từ cộng đồng. Rõ ràng, với chiến lược này thì Telegram đang dần đánh bật Whatsapp ra khỏi vị trí số một.
Telegram luôn hướng đến người dùng
Như đã đề cập, Telegram định hướng trở thành một tổ chức phi lợi nhuận và tập trung phục vụ cộng đồng nên mọi hoạt động của họ luôn hướng đến người dùng. Điều này thể hiện rõ qua việc họ đã không thu phí người dùng hay tạo điều kiện cho các developer tham gia vào quá trình phát triển. Không những thế, Telegram luôn lắng nghe và cầu thị những góp ý từ phía người dùng để hoàn thiện sản phẩm của minh hơn. Nhờ vậy mà ngày càng nhiều người biết đến Telegram là gì hơn.
Có thể nói, Durov đã rất thành công trong việc nâng cao hiểu biết của mọi người về Telegram là gì. Và chắc chắn, với chiến lược mà Durov đã đặt ra thì Telegram sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.