Đăng bởi Mon - 22/03/2017
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Cổng thanh toán trực tuyến là chức năng không thể thiếu trên mỗi website thương mại điện tử. Ra đời như một giải pháp tối ưu cho cả doanh nghiệp và khách hàng, giải pháp thanh toán trực tuyến ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn nhu một phương thức thanh toán tiện lợi khi mua hàng Online. Tầm ảnh hưởng của chức năng thanh toán trực tuyến trên website phần nào tác động đến uy tín của dịch vụ đang được cung ứng.
Nhiều người thắc mắc rằng cổng thanh toán trực tuyến hoạt động như thế nào và các hình thức thanh toán Online nào nên được áp dụng trên từng loại hình website thương mại điện tử? Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế hoặc quản lý website thương mại điện tử thì đây là phần kiến thức các bạn nên cập nhật.
Thanh toán Online (hay thanh toán trực tuyến) là dịch vụ trung gian giúp khách hàng thanh toán thông qua Internet hoặc điện thoại di động khi mua sắm trên các website thương mại điện tử có liên kết với các cổng thanh toán trực tuyến.
Cổng thanh toán cung cấp nền tảng kết nối an toàn giữa tài khoản thẻ của người mua và tài khoản website của người bán. Có thể hiểu một cách đơn giản, cổng thanh toán trực tuyến là một trung gian hoạt động trên mạng Internet, nơi sẽ nhận tiền của người mua và sau đó chuyển tiền cho người bán.
Các hình thức như tích hợp thanh toán Paypal vào website, tích hợp thanh toán Visa vào website hay làm web thanh toán Online đều nói đến việc tích hợp cổng thanh toán Online vào website.
Một quy trình hoạt động hoàn chỉnh của cổng thanh toán Online trải qua nhiều bước từ khi khách hàng đặt mua sản phẩm cho đến khi người bán rút tiền. Đó là gồm các bước sau:
Như vậy, bạn có thể hình dung rằng suốt quá trình thanh toán online, số tiền mà thanh toán không vào thẳng tài khoản ngân hàng của người mua mà lơ lửng trên Internet nhưng dưới sự kiểm soát của một cổng thanh toán trực tuyến.
Câu hỏi này cũng được rất nhiều người thắc mắc. Chuyển khoản Online qua hệ thống Internet Banking của các ngân hàng đã hoàn thiện từ lâu và cũng tạo ra một quy trình thanh toán thuận tiện cho mọi khách hàng khi mua sắm trực tuyến. Vậy tại sao cần tích hợp cổng thanh toán trực tuyến trên các website thương mại điện tử?
Phương pháp này giúp khách hàng trải nghiệm cảm giác mua sắm tiện lợi hơn so với các phương thức truyền thống. Khi kết nối với cổng thanh toán trực tuyến khách hàng có thêm nhiều lựa chọn về phương thức thanh toán hơn, mặc khác giản tiện cho người bán vì chỉ cần mở một tài khoản thanh toán.
Hơn nữa, đối với những người luôn phải làm việc bận rộn, việc mở thêm “tab” mới, đăng nhập,… để chuyển khoản Online gây mất thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Một nguyên nhân nữa mà nhiều người không chọn thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng khi mua sắm vì phải chịu những khoản phí khi thanh toán. Mức phí được áp dụng hiện nay là 3.000đ nếu cùng ngân hàng và liên ngân hàng là 11.000đ. Đối với các sản phẩm có giá trị nhỏ thì số tiền trên cũng đã chiếm vài phần trăm giá trị hàng hóa.
Trước mắt, khi mà trải nghiệm mua sắm được cải thiện cũng là cách thu hút khách hàng trở lại với website.
Việc vận hành và quản lý quy trình thanh toán đơn giản hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các cổng thanh toán cũng cung cấp các tiện ích xử lý giao dịch, gửi báo cáo tự động về cho người bán. Bằng cách này người bán quản lý quy trình thanh toán khoa học và tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
Có 2 loại cổng thanh toán Online dựa trên vị trí của mã xử lý giao dịch
Có rất nhiều cổng thanh toán để doanh nghiệp lựa chọn. Sau đây là một số lưu ý trước khi chọn cổng thanh toán Online phù hợp:
Mua bán Online đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Để thu về lợi nhuận cao nhất thì tất cả các yếu tố có thể giúp tối ưu hiệu quả đều được áp dụng vào quy trình bán hàng và thiết kế website có tích hợp thanh toán Online là một giải pháp gần như bắt buộc ở thời điểm hiện tại. Trừ khi website của bạn còn quá non trẻ và chưa thu hút nhiều khách ghé thăm. Tuy nhiên, nếu tích hợp thanh toán trực tuyến vào website bán hàng nhỏ cũng là cách khẳng định chất lượng dịch vụ và thu hút thêm nhiều khách hàng đến với website hơn.
Các phương thức thanh toán trực tuyến đang được áp dụng tại các website bán hàng hiện nay bao gồm:
Với phương thức này, website sẽ được tích hợp thanh toán Online qua chuyển khoản Internet Banking. Mặc dù phương thức này người bán sẽ không phải mất phí cho các bên trung gian nhưng vướn phải nhiều hạn chế như thao tác thủ công nhiều và như vậy không thích hợp với các website bán hàng lớn, website thương mại điện tử.
Như phân tích ở phần trên, thanh toán qua cổng thanh toán Online mang lại nhiều tiện ích cho cả khách hàng và người bán.
Sau đây là các cổng thanh toán Online phổ biến tại Việt Nam và đang được áp dụng trong thiết kế website bán hàng:
Ví điện tử bạn có thể hiểu là nó hoạt động như một cái ví thông thường để giữ tiền. Tuy nhiên, số tiền đó không phải là tiền mặt và bạn có thể sử dụng khi thanh toán Offline mà đó là một loại tiền ảo. Chủ sở hữu của ví điện tử có thể sử dụng số tiền trong ví để thanh toán cho các giao dịch Online trên mạng Internet mà không cần phải thông qua ngân hàng như các hình thức thanh toán Online khác.
Paypal là một ví điện tử phổ biến và được cho là an toàn nhất trên thế giới. Tuy nhiên nó vẫn còn khá hạn chế khi sử dụng tại Việt Nam.
Hiện tại ở Việt Nam đã có rất nhiều cổng thanh toán Online uy tín với quy trình đơn giản, hỗ trợ việc thanh toán của các website thương mại điện tử trong nước.
Từ năm 2009, cổng thanh toán Online Ngân lượng đã được NHNN Việt Nam cấp giấy hoạt động trung gian, trở thành một trong những cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu dành cho các website thương mại điện tử.
Nganluong.vn hoạt động theo mô hình của mạng thanh toán PayPal, cung cấp dịch vụ cho cả người mua và người bán.
Smartlink là đứa con chung của Ngân hàng Vietcombank và 15 ngân hàng thương mại cổ phần khác nhằm chuyên nghiệp hóa và đa dạng hóa các loại dịch vụ hỗ trợ cũng như xử lý giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.
Hãy tìm hiểu các cổng thanh toán Online này nếu bạn muốn phát triển các website thương mại điện tử của mình sang thị trường nước ngoài: