Đăng bởi locbaoluu - 09/05/2018
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Marketing (tiếp thị) đóng vai trò rất quan trọng trong việc định vị thương hiệu cũng như thành công của một công ty. Những thương hiệu lớn có thể chi một số tiền khổng lồ cho khâu marketing để đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy đâu là giải pháp marketing tiết kiệm chi phí cho những doanh nghiệp nhỏ hay những người mới bắt đầu khởi nghiệp?
Bài viết này sẽ tập trung vào các cách marketing tiết kiệm mà vẫn hiệu quả dành cho những doanh nghiệp nhỏ.
Dù là một tập đoàn đa quốc gia hay một công ty vừa mới thành lập cũng đều cần một chiến lược marketing chi tiết và hiệu quả. Hãy lưu ý những điều sau đây để không đi sai hướng hoặc vạch ra các kế hoạch tiếp thị thiếu khả thi.
Nguyên tắc của tiếp thị truyền thống là đánh cắp sự chú ý của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn. Đó có thể là một đoạn quảng cáo 30 giây, một banner hay chỉ một câu slogan. Dù xuất hiện rất ngắn nhưng chúng lại chứa nội dung vô cùng ấn tượng, khiến người dùng không thể không chú ý, để rồi bị dẫn dắt tới khâu mua hàng.
Vấn đề ở đây là: để tiếp thị thành công, đôi khi bạn phải nói quá về chất lượng sản phẩm trong quảng cáo. Và nếu như chất lượng thật sự của bạn không đạt được như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy bị lừa gạt và tổn thương. Sau đó, họ sẽ có ác cảm, sẽ không bao giờ mua hàng của bạn nữa.
Quá trình đưa ra quyết định mua hàng của hầu hết chúng ta bao gồm tới 5 bước:
Có thể thấy trong hầu hết các trường hợp, người dùng không chỉ mua ngay những thứ phù hợp với nhu cầu của mình. Họ suy tính rất kỹ lưỡng, về nhu cầu thực sự, về các lựa chọn thay thế, thậm chí là xem xét các đánh giá sau khi mua hàng của người khác.
Vậy nên tiếp thị truyền thống – vốn chỉ đưa ra giải pháp cho giai đoạn suy tính thứ nhất trong quá trình mua hàng – thường không đạt hiệu quả như mong muốn.
Vì vậy, tiếp thị nội dung ra đời như là một hệ quả tất yếu. Khác hẳn phương pháp truyền thống, tiếp thị nội dung cố gắng thu hút sự chú ý hay sự tò mò, hiếu kỳ của người dùng. Thay vào đó, các nhà tiếp thị sẽ cung cấp các nội dung có thể “sử dụng được” và có tác động trực tiếp tới đời sống người tiêu dùng.
Ví dụ: khi tiếp thị mỹ phẩm, bạn sẽ phải cung cấp các bài viết hoặc video hướng dẫn sử dụng như: cách trang điểm bằng son môi tiện lợi, cách trang điểm nhanh cho dân văn phòng bận rộn, cách chọn loại mỹ phẩm phù hợp với da, .v.v…
Những thông tin này thực sự có giá trị hơn lời hứa suông rằng “bạn sẽ đẹp hơn” hay “đàn ông nhìn vào là thích”. Khi am hiểu hơn về sản phẩm và cách sử dụng, khách hàng sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt hơn. Nhờ vậy mà họ cũng tin tưởng bạn hơn, trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.
Khi tiếp thị nội dung, bạn phải chấp nhận hy sinh một lượng truy cập không nhỏ do không khiêu khích sự tò mò của người dùng. Đổi lại, bạn sẽ có được một tỷ lệ chuyển đổi cao hơn trên từng khách hàng bởi họ sẽ sẵn sàng chi trả cho những giá trị thực sự bổ ích.
Nói tóm lại, mục đích của tiếp thị truyền thống là làm một cái móc câu “những con cá” hiếu kỳ. Còn tiếp thị nội dung mong muốn trở thành một “chuyên gia” đáng tin tưởng, một người bạn đồng hành trung thực và chân thành với khách hàng. Khi tiếp thị nội dung bạn sẽ xây dựng được một mối quan hệ bền vững, biến đổi người dùng thông thường thành khách hàng thân thiết và trung thành.
Khoanh vùng đối tượng tiềm năng là kỹ năng cốt lõi của bất kỳ nhà tiếp thị nào. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, dù ngân sách khổng lồ hay ọp ẹp, chẳng ai muốn thua lỗ cả. Nhưng bạn sẽ lỗ nặng khi quảng cáo sản phẩm và dịch vụ cho những người không cần chúng. Bạn cần tìm cho ra những ai đang cần mua sản phẩm của bạn để đạt lợi nhuận tối đa.
Ngày nay, mạng xã hội là công cụ hiệu quả nhất để khoanh vùng đối tượng tiềm năng. Bạn có thể tạo khảo sát để thăm dò nhu cầu của từng người, có thể chạy quảng cáo dựa trên cơ sở dữ liệu người dùng có sẵn của mạng xã hội… Ngoài ra còn có các dịch vụ cung cấp dữ liệu người dùng một cách chi tiết, phân loại theo vùng miền, sở thích, tính cách… với giá cả rất phải chăng.
Người dùng của bạn được chia thành 2 loại: lead và customer. Lead là những người đã bị thuyết phục bởi chiến dịch marketing của bạn và lần đầu tiên tìm đến thương hiệu. Còn customer là những người đã thực sự mua hàng hay sử dụng dịch vụ do bạn cung cấp. Kể cả những ai đã ghé thăm website hoặc bước vào cửa hàng nhưng không mua hàng thì cũng không được gọi là customer, vì họ không tạo ra lợi nhuận cho bạn.
Hướng dẫn khách hàng, hay còn gọi là “giáo dục khách hàng” (education/nurturing), là quá trình quyết định giúp chuyển đổi lead thành customer. Cụ thể quá trình này sẽ cung cấp những nội dung liên quan một cách hợp lý và lâu dài để thay đổi nhận thức và thói quen của người tiêu dùng. Từ đó, bạn giúp họ nhận ra lợi ích của sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, khiến họ đi đến quyết định mua hàng.
Để làm được điều này, bạn cần xem xét các báo cáo hoạt động kinh doanh để nhận biết yếu tố nào khiến người dùng mua hàng của bạn. Kết hợp với việc tiếp thị nội dung nói trên, bạn sẽ cung cấp các thông tin xoay quanh những khía cạnh đó.
Ngân sách sẽ quyết định quy mô chiến dịch marketing. Ngân sách càng lớn thì cách tiếp cận khách hàng càng nhiều và hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp vừa mới bắt đầu, số tiền dành cho các hoạt động sản xuất và phân phối của công ty sẽ quan trọng hơn.
Vì vậy, bạn cần hoạch định ngân sách một cách chính xác để việc marketing đạt hiệu quả mà vẫn không ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của công ty.
Bạn nên tính toán ngân sách dựa trên mục tiêu của chiến dịch marketing và trạng thái tăng trưởng của công ty. Một công ty thông thường sẽ ở một trong hai trạng thái: phát triển và ổn định.
Khi công ty đang phát triển, bạn sẽ muốn một mức độ tăng trưởng lớn, lợi nhuận cao để thu hút các nhà đầu tư. Ngược lại, trong giai đoạn ổn định, bạn sẽ muốn một mức độ tăng trưởng không quá cao nhưng đều đặn, để tập trung thắt chặt mối quan hệ với khách hàng thân thiết và các kế hoạch phát triển lâu dài. Chiến lược marketing vì thế cũng phải điều chỉnh về quy mô và mục tiêu theo 2 loại hình phát triển trên.
Ngoài ra, bạn cũng nên ước lượng trước chi phí phải bỏ ra cho các phương pháp tiếp cận khách hàng mong muốn. Có một vài phương pháp có độ lan tỏa cao nhưng chi phí lại vô cùng đắt đỏ.
Dù bạn đang điều hành một shop bán hàng online hay không thì cũng nên chăm chút cho website của mình. Trong thời đại số, website là đại diện vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp. Người dùng sẽ đánh giá thương hiệu thông qua sự chuyên nghiệp, chất lượng của website. Nếu có giải pháp marketing tốt, thu hút được nhiều người xem, nhưng nếu website bạn không tốt, ai vào cũng thấy ngán rồi bỏ đi thì bạn cũng không đạt được hiệu quả mong muốn.
Bạn có thể nâng cao hiệu suất hoạt động của website để có thể tải nhanh hơn, cũng như hoạt động ổn định vào những giờ cao điểm. Những việc có thể làm là nâng cấp hosting và máy chủ, tối ưu hóa tốc độ tải trang, thậm chí là thuê hẳn một đội ngũ chuyên viên thiết kế website để bảo trì hệ thống. Không những vậy, bạn cũng nên chuyển sang sử dụng các giao thức kết nối bảo mật, các công nghệ chống can thiệp cao cấp để đảm bảo an toàn cho website và cả người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong thời đại công nghiệp 4.0, nền tảng di động sẽ chiếm lĩnh thị trường. Khách hàng truy cập website của bạn hầu hết sẽ thông qua các thiết bị di động như smartphone và tablet. Vì thế, bạn nên cải thiện trải nghiệm website trên di động để phục vụ khách hàng tốt hơn. Bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp Mona để có thể chọn được gói nâng cấp phù hợp nhất cho website của mình.
Trong lĩnh vực marketing thì sự mới lạ là một yếu tố quan trọng. Ai có thể phát hiện ra cách thức tiếp cận khách hàng mới nhất và xuất hiện trên kênh marketing đó sớm nhất sẽ được người dùng nhớ đến nhiều nhất. Hơn nữa, vì xu hướng mới ít người biết nên độ cạnh tranh cũng thấp hơn và chi phí bỏ ra cũng ít hơn hẳn.
Ai cũng dùng hình ảnh để thu hút người xem, vậy sử dụng video thì sao? Thay vì gửi email để tiếp thị, sao ta không sử dụng chatbot để chủ động tiếp cận người dùng?
Đó là 2 ví dụ cho các xu hướng marketing mới lạ đã và đang được khai thác mà những ai là người phát hiện và áp dụng đầu tiên sẽ được nhiều lợi nhuận nhất. Cho nên, nếu có thể nhận biết được các xu hướng tiếp thị mới nổi mà hiệu quả, bạn có thể nhanh chóng thích nghi và thu về lợi nhuận lớn nhất.
Dưới đây là 8 cách marketing tiết kiệm chi phí – 8 cách thức tiếp cận khách hàng ít tốn kém mà vẫn hiệu quả dành cho người mới bắt đầu và doanh nghiệp nhỏ.
Nếu bạn hỏi các chuyên gia rằng “kênh tiếp thị nào hiệu quả nhất ngày nay?”, hầu hết sẽ trả lời là mạng xã hội. Mạng xã hội là một kênh tiếp thị mở, miễn phí và vô cùng mạnh mẽ dành cho bất cứ doanh nghiệp nào.
Theo thống kê, Facebook hiện có 3 tỷ người dùng, trong đó có 2.1 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng. Con số đó có thể giảm đi vì bê bối khai thác thông tin người dùng cho mục đích chính trị – dự đoán mất 1/4 người dùng – nhưng vẫn là số lượng khách hàng không tưởng. Instagram cũng có 800 triệu người dùng, trong khi Twitter cũng đạt ngưỡng 300 triệu. Ngoài ra, còn chục mạng xã hội khác đang hoạt động với lượng người dùng đông đảo.
Lợi ích lớn nhất của mạng xã hội đối với các nhà tiếp thị là chúng cung cấp một cơ sở dữ liệu người dùng cực lớn và chi tiết. Bạn có thể biết một khách hàng có ý thích sản phẩm hay thương hiệu của mình hay không, có thường xuyên ghé thăm và sẵn sàng chi trả hay không. Bạn cũng biết được sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng đó nhờ vào mạng xã hội. Với những thông tin đó, bạn có thể biết được đâu là đối tượng tiềm năng và đưa ra chiến lược tiếp cận đúng đắn.
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng là phương tiện lý tưởng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể tạo fanpage, tạo nhóm để xây dựng cộng đồng khách hàng của thương hiệu, nhằm tạo sức lan tỏa mạng hơn cho thương hiệu của mình.
Sức mạnh của mạng xã hội là ở tốc độ lan truyền. Bạn chỉ cần tiếp cận một người dùng thôi thì cũng có thể tác động tới người thân và bạn bè của họ.
Ngoài ra, mạng xã hội còn là nền tảng bạn có thể áp dụng tiếp thị nội dung một cách dễ dàng. Thay vì lập fanpage chỉ để chia sẻ coupon và tạo sự kiện, bạn có thể đăng tải các nội dung hữu ích xoay quanh sản phẩm, dịch vụ. Bạn có thể đăng video giới thiệu sản phẩm với cảnh thật vật thật, thậm chí livestream để khách hàng xem từng ngóc ngách của sản phẩm. Nhờ vậy mà họ có thể ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng chính xác hơn, cũng như tin tưởng và trung thành hơn với thương hiệu của bạn.
Không làm phân tâm và lôi kéo khách hàng như kiểu tiếp thị truyền thống, SEO dựa vào từ khóa tìm kiếm để dẫn dắt người dùng đến với những website mà họ cần. Khi SEO, bạn cũng không có các biển quảng cáo khoa trương về sản phẩm. Vì vậy họ sẽ không cảm thấy bị lừa gạt, họ sẽ tin tưởng và yêu thích website của bạn hơn.
Thế nên, so với phong cách tiếp cận truyền thống, SEO có hiệu quả bền vững và ổn định hơn, cũng như đem lại uy tín nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, SEO là một cách marketing đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức. Có thể bạn sẽ phải trả tiền thuê một dịch vụ SEO để bảo đảm chất lượng tốt nhất cho website của mình. Nhưng dẫu có như vậy, hiệu quả của SEO là đem lại cho bạn một lượng lead lớn hơn mà thôi. Bạn vẫn cần tiếp tục cập nhật và nâng cao chất lượng kể cả khi thiết kế website hoàn thành và triển khai các phương án tiếp cận khác để chuyển đổi họ thành các customer thực sự.
Như đã nói, content marketing (tiếp thị nội dung) có hiệu quả về lâu về dài hơn phương pháp truyền thống. Nó cũng là một cách tiếp thị ít tốn kém dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Nội dung” ở đây có thể là bài viết, video, infographic, e-book (sách điện tử)… cũng như nhiều phương tiện khác miễn tạo ra giá trị cho người dùng. Trong đó, cách tiếp thị nội dung ít tốn kém nhất là thông qua bài viết.
Bạn chỉ cần cung cấp những bài viết hấp dẫn, thú vị và bổ ích liên quan tới sản phẩm cho người dùng. Thông thường, bạn sẽ tạo các bài viết về công dụng và cách dùng sản phẩm trong nhiều trường hợp khác nhau. Hoặc bạn có thể cung cấp thông tin về thành phần, nguồn gốc hay bất cứ thứ gì liên quan và có giá trị sử dụng đối với người tiêu dùng.
Dần dà khi khách hàng nhận ra website và các nội dung bạn cung cấp cải thiện cuộc sống của họ, họ sẽ tin tưởng và yêu thích bạn hơn. Nhờ vậy họ có thể trở thành các khách hàng thân thiết, gắn bó với thương hiệu lâu dài và giúp đỡ bạn trong việc lan tỏa, thu hút thêm khách hàng mới.
Video marketing đang là xu hướng marketing đang được áp dụng rộng rãi và gặt hái nhiều thành công. Loại hình này được ủng hộ bởi một thực tế: người dùng xem rất nhiều video mỗi ngày. Mỗi ngày có tới 1 tỷ giờ video được xem trên YouTube. Con số đó đã nói lên tiềm năng rất lớn của video marketing.
Bạn có thể tham khảo thêm: Tăng doanh thu cho website bán hàng với Video và Video Marketing.
Sử dụng cách này, điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy sử dụng video để cung cấp nội dung chứ không chỉ kích thích trí tò mò của người dùng. Hãy đưa vào một câu chuyện thật, kể về sản phẩm thật để khách hàng tin tưởng hơn. Và bạn có thể đưa vào video một nội dung mang ý nghĩa nhân văn đề khơi gợi sự đồng cảm và chia sẻ từ người dùng.
Khi tiếp thị bằng video, bạn nên tạo nhiều phiên bản nội dung để phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhu cầu khác nhau. Ngoài ra, bạn nên cần nhắc thiết kế video khung dọc trước rồi hãy tới phiên bản khung ngang. Hầu hết người dùng xem video qua các thiết bị di động và không muốn quay ngang màn hình chỉ để xem video tiếp thị.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, video marketing cũng là một cách tiếp thị hiệu quả mà lại phù hợp ngân sách. Bạn có thể cắt giảm chi phí cho video bằng cách sử dụng stock footage và điều chỉnh thời lượng cũng như số lượng thông tin đưa ra. Bạn có thể đăng tải video trực tiếp lên fanpage của công ty, lên website giới thiệu doanh nghiệp hay trên các phương tiện truyền thông miễn phí để tiết kiệm chi phí.
Có rất nhiều người ra đường mà không có một điểm đến cụ thể, họ sẽ ra quyết định dựa vào ấn tượng mà các cửa hàng mang lại. Một biển hiệu đẹp, thú vị có thể tạo tác động thị giác mạnh mẽ, mời gọi khách qua đường bước vào của hàng của bạn.
Biển hiệu đẹp có thể làm một dấu chỉ nhận dạng dành cho các cửa hàng, như là một công cụ định vị thương hiệu ít tốn kém mà hiệu quả. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phát huy hết tác dụng với những doanh nghiệp có cửa hàng vật lý và thiết kế cũng phải thật độc đáo, hấp dẫn.
Tuy đã là thời đại kỹ thuật số nhưng cách tiếp thị truyền thống như “tờ rơi” vẫn chưa hết thời.
Trên mỗi tờ rơi đều có chứa thông tin hấp dẫn đối với người dùng, trực tiếp đề cập đến lợi ích mà họ sẽ nhận được. Việc phát tờ rơi đảm bảo thông tin tiếp thị có thể thực sự đến được với người tiêu dùng, gia tăng tỷ lệ marketing thành công. Ngoài ra, nếu bạn liệt kê chi tiết thông tin liên lạc, địa chỉ của doanh nghiệp có thể giúp gia tăng sự tin tưởng ở khách hàng.
Ưu điểm lớn nhất của cách tiếp thị bằng tờ rơi tất nhiên là giá cả vô cùng rẻ. Tuy nhiên, cách này có nhiều nhược điểm: chỉ phù hợp với các mặt hàng gia dụng, điện tử… Ngoài ra, việc bắt người qua đường cầm lấy tờ rơi có thể khiến một số người cảm thấy khó chịu, bực mình. Và cuối cùng, tờ rơi thường dẫn đến vấn nạn xả rác, ảnh hưởng mỹ quan đô thị và làm ô nhiễm môi trường.
Bạn dễ dàng nhận thấy những thương hiệu hợp tác với nhau để marketing ở khắp mọi nơi. Khi xem một gameshow bạn sẽ được nghe MC giới thiệu về các nhà tài trợ, đó chính là hợp tác tiếp thị. Khi ghé vào một quán ăn, bạn thấy có logo của Foody – ứng dụng tìm địa điểm ăn uống hàng đầu hiện nay – đó cũng là hợp tác tiếp thị.
Hợp tác tiếp thị tận dụng nguồn lực marketing của cả hai bên, bạn và đối tác, ở trên nhiều kênh tiếp thị khác nhau để mang lại hiệu quả lớn. Đây là cách thức phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách marketing eo hẹp.
Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều muốn xây dựng một kênh tiếp thị qua email thật chuyên nghiệp và hiệu quả. Bởi email là cách thức tiếp cận trực tiếp, dễ dàng tạo ấn tượng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Để email marketing có hiệu quả, bạn hãy tận dụng các công cụ gửi mail tự động: gửi mail cảm ơn sau khi người dùng đăng ký thành viên, mail thông báo giao dịch thành công, mail nhắc nhở thanh toán đồ trong giỏ hàng… Chi phí cho các dịch vụ như vậy không quá đắt đỏ nhưng lại đạt hiệu quả cao về tỷ lệ chuyển đổi.
Thêm nữa, bạn nên cá nhân hóa cho các email gửi đi. Tức là, từng nhóm khách hàng khác nhau nên nhận được nội dung khác nhau. Việc này tối ưu trải nghiệm cho từng cá nhân, khiến họ có cảm giác được quan tâm và thích thú hơn. Điều này không quá khó bởi đã có những dịch vụ cung cấp dữ liệu người dùng, hoặc bạn cũng có thể thu thập trực tiếp bằng cách khảo sát người dùng trong lúc sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, cũng như website, bạn nên thiết kế email sao cho hiển thị tốt trên smartphone và tablet. Bạn cũng nên dùng email doanh nghiệp (email theo tên miền website) để tăng tính chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Có thể bạn muốn xem: 8 cách sở hữu email doanh nghiệp theo tên miền riêng (2 cách miễn phí)
Trên đây là 8 cách marketing tiết kiệm chi phí mà vẫn hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhỏ và người mới bắt đầu. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào làm, bạn cũng nên nắm rõ các lưu ý về tiếp thị đã được nêu ở đầu bài để đạt được hiệu quả tối ưu. Nhìn chung, bạn phải chú trọng vào nội dung có giá trị và xây dựng nhận thức cho khách hàng về sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Từ đó, bạn mới có được lượng customer trung thành và phát triển doanh nghiệp bền vững, dài lâu.