Sales là gì? Điều cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi

Sales là gì? Điều cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi

Đăng bởi locbaoluu - 12/03/2018

Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTMLlập trình di động

Nghề sales không dễ. Sales có môi trường làm việc căng thẳng, đòi hỏi bạn phải có những kĩ năng và tố chất nhất định cho nghề. Bài viết này sẽ giới thiệu về sales, những công việc khi làm sales cũng như nêu bật những điều cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh (nhân viên sales) giỏi.

Sales là gì? Ảnh hưởng của sales đối với doanh nghiệp như thế nào?

Sales là tên gọi của một quá trình trong kinh doanh. Quá trình sales bao gồm nhiều công đoạn, từ tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, cho tới ký hợp đồng và thanh toán.

Sales đóng vai trò then chốt, sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Hàng hóa của doanh nghiệp phải được bán cho khách hàng thì mới sinh lời và có thể duy trì việc kinh doanh. Nếu bộ phận sales làm tốt nhiệm vụ của mình thì doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, thu nhiều lợi nhuận hơn và danh tiếng cũng lan rộng hơn. Nếu đội ngũ sales yếu kém, không thể tiếp cận được tới khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ và thất bại.

Trong các công đoạn của quá trình sales có cả việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, đây là điểm khá trùng lắp với marketing. Tuy nhiên, sales không phải là marketing. Marketing có quy mô lớn hơn, hướng tới nhóm đối tượng có số lượng lớn hơn. Trong khi đó, sales sẽ tập trung nhiều vào từng cá nhân, từng hộ kinh doanh, hay các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác.

Các nhân viên kinh doanh vẫn sẽ dùng một số biện pháp thu hút sự quan tâm của khách hàng, tuy nhiên sẽ không quảng bá với các hình thức như dùng đoạn phim quảng cáo hay quảng cáo trực tuyến được.

Các công việc của một nhân viên kinh doanh là gì?

Sales là cả một quá trình phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và sự kiên nhẫn của các nhân viên bán hàng.

Thông thường, có hai loại nhân viên kinh doanh tùy theo nhiệm vụ được phân công. Loại thứ nhất là nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ đi tìm khách hàng tiềm năng để thương thảo và ký hợp đồng. Loại thứ hai là các nhân viên trực cửa hàng hoặc showroom để chăm sóc những khách hàng lại mua sắm.

Tuy nhìn sơ qua thì những người phải bôn ba tìm kiếm khách hàng có phần cực khổ hơn, nhưng thực ra, phần lớn công việc phải làm của các nhân viên kinh doanh đều giống nhau.

Am hiểu thông tin sản phẩm (nguồn gốc, chủng loại, thông số…)

Nếu đã là nhân viên kinh doanh thì dù cho có trực cửa hàng hay không, bạn vẫn phải nhớ hết toàn bộ thông tin của tất cả các sản phẩm. Bạn phải nhớ tên gọi, giá cả, mẫu mã, màu sắc và cả tính năng của hàng hóa. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ các chương trình ưu đãi, chiết khấu cho từng mặt hàng, từng loại đối tượng người mua khác nhau.

Khi khách hàng hỏi đến thì bạn phải nhanh chóng liệt kê những đặc điểm nổi bật và phù hợp với nhu cầu của khách để kích thích họ mua hàng. Nếu bạn ấp úng quá lâu sẽ tỏ ra thiếu năng lực, kém chuyên nghiệp, làm người dùng cảm thấy khó chịu và chán nản, không muốn mua sắm nữa.

Khoanh vùng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Vì công việc sales là hướng đến những khách hàng có tiềm năng lớn nhất nên bạn phải phân vùng thật cẩn thận. Bạn phải nghiên cứu kỹ về thị trường, nhu cầu và thói quen của đối tượng. Từ đó mới cho ra được một chiến lược tiếp cận, thâu tóm thị trường đúng đắn, ít tốn kém và hiệu quả.

Tiếp cận khách hàng để tiếp thị sản phẩm và ký hợp đồng

Bạn đã từng được hỏi thăm tận nhà bởi các nhân viên bán hàng? Vâng, họ chính là đội ngũ sales đang làm việc tiếp cận khách hàng.

Trong kinh doanh, bạn không thể ngồi nhà mà đợi người dùng tự đến mua hàng. Nếu không chủ động thì sẽ bị đối thủ cướp mất khách hàng, cũng như các mối làm ăn và mất luôn cả thị phần. Ngoài ra, việc marketing cũng không thể chạm đến hết những đối tượng tiềm năng hoặc không đủ sức thuyết phục để họ tự tìm đến doanh nghiệp.

Vì vậy, nhân viên kinh doanh phải liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại, email, và nếu có thể, phải đến tận nhà để thuyết phục họ mua hàng. Điều này ngày càng quan trọng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Đàm phán, thương thảo hợp đồng

Ký kết hợp đồng
Nhân viên kinh doanh cũng là người thảo luận và ký kết hợp đồng với khách hàng

Khi đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm rồi thì chính bạn cũng là người thảo luận và ký kết hợp đồng với họ. Giá cả, các điều khoản, các ưu đãi hay chính sách hậu mãi, bạn là người thương thuyết và điều chỉnh trực tiếp. Nếu có sai sót gì trong hợp đồng thì bạn là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm.

Kiểm kê hóa đơn và hàng hóa

Công việc của một nhân viên kinh doanh còn kiêm luôn cả kiểm kê hàng hóa và các hóa đơn, chứng từ… Bạn có trách nhiệm đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào xảy ra. Hàng hóa phải được giao đúng thời hạn, đúng số lượng và mẫu mã yêu cầu. Còn hóa đơn thì phải hợp lệ, được đóng dấu và ký tên rõ ràng.

Báo cáo doanh thu

Doanh số bán hàng là cơ sở để xem xét năng lực của một nhân viên kinh doanh và tính toán lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy mỗi ngày, bạn phải báo cáo lên cấp trên về doanh thu và các chi tiết liên quan khác. Ngoài ra, bạn cũng phải lập các báo cáo, phân tích tình hình kinh doanh hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.

Làm thay công việc của nhân viên CSKH

Như đã nói, bạn là đại diện cho doanh nghiệp trước mặt khách hàng. Vì vậy, bạn có nhiệm vụ phải tiếp nhận bất cứ phản hồi nào của họ.

Nhân viên sales CSKH
Nhân viên sales cũng có nhiệm vụ CSKH

Phàn nàn về giá chiết khấu, về chất lượng sản phẩm hay bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đều phải lắng nghe và giải đáp cho khách hàng. Tất nhiên đối với những thông tin không nằm trong chuyên môn thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bộ phận khác. Nhưng tựu chung, một nhân viên kinh doanh phải kiêm luôn cả việc chăm sóc khách hàng ở một mức độ nào đó.

Chào mừng và tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Nhiệm vụ hàng đầu của một nhân viên kinh doanh ở cửa hàng là phải nhiệt tình chào đón khách hàng và tìm hiểu về nhu cầu của họ. Từ đó mới có thể phục vụ tốt hơn, dẫn dắt họ đến khu trưng bày và các sản phẩm như mong muốn.

Hơn nữa, bạn vẫn cần giữ thái độ nhiệt tình ngay cả khi khách hàng không mua sắm gì cả. Bởi vì như vậy sẽ để lại một ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, có thể khiến người đó quay lại trong tương lai.

6 điều cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi

Với những yêu cầu công việc được kể trên, bạn cần phải có những kỹ năng hay tính cách nào nào để có thể theo đuổi nghề sales? Nội dung tiếp theo sẽ điểm qua 6 điều kiện cần để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi.

Sự mạnh dạn

Là một nhân viên kinh doanh, đầu tiên bạn cần sự dạn dĩ trong người. Công việc sales đòi hỏi bạn phải gặp gỡ trực tiếp với rất nhiều khách hàng khác nhau. Ngoài ra, có thể bạn phải đi gõ cửa từng nhà để thuyết phục khách hàng ký hợp đồng. Tất nhiên là có thể sẽ bị từ chối, thậm chí là bị đuổi đi. Vì vậy, bạn cần phải mạnh dạn, tự tin để có thể làm được những việc đó.

Sự năng động và tính kiên nhẫn

Nghề sales đòi hỏi nhân viên phải di chuyển nhiều để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Có những khách hàng ở vị trí khó đi lại, dù vậy bạn cũng phải nổ lực để tiếp cận. Nếu như làm việc ở cửa hàng, showroom, bạn cũng phải chạy đôn chạy đáo để phục vụ bất cứ người khách nào, dù họ chỉ có ý muốn xem qua sản phẩm mà thôi.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải năng động giao tiếp với khách hàng, nhất là với những đối tượng trên đường phố hoặc trong khu vực bạn đang hoạt động. Có những người sẽ có hứng thú với bạn, nhưng phần lớn sẽ thấy phiền và bỏ qua. Do vậy, bạn cần kiên nhẫn để có thể vượt qua chuyện liên tục bị từ chối và trở thành nhân viên kinh doanh giỏi.

Khả năng chịu áp lực cao

Áp lực của một nhân viên bán hàng đến từ rất nhiều phía. Hàng ngày, bạn phải tiếp xúc với vô số khách hàng, có người rất dễ chịu, nhưng có người cũng rất khó tính, và đôi khi là kỳ quặc, thái quá. Rất nhiều đối tượng sẽ phản ứng dữ dội, bực bội hoặc tức giận khi bị bạn tiếp cận.

Tuy là vậy nhưng bạn vẫn phải luôn tươi cười và niềm nở với tất cả mọi người. Bởi vì chỉ có thái độ chân thành đó mới có thể thuyết phục được khách mua hàng của bạn. Nụ cười thể hiện sự chào đón, thân thiện và chân thành của bạn, làm cho khách hàng thoải mái và yên tâm chọn lựa, mua sắm.

Nhân viên sales thân thiện
Nhân viên sales phải luôn thân thiện với khách hàng

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn phải chịu áp lực từ doanh số bán hàng. Tiền lương của bạn được tính trên số lượng sản phẩm mà bạn bán được. Nếu không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra – thường rất cao đối với các doanh nghiệp lớn – bạn sẽ bị khiển trách và đôi khi là trừ lương.

Tóm lại, doanh số chính là thước đo cho năng lực của bạn và phần thưởng mà bạn được nhận. Vì thế, ai có khả năng chịu được áp lực cao mới có thể theo đuối được nghề sales.

Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Kỹ năng giao tiếp và xây dựng một mạng lưới quan hệ bền vững với khách hàng là mấu chốt cho sự thành công của một nhân viên kinh doanh.

Kỹ năng giao tiếp linh hoạt, uyển chuyển sẽ gây ấn tượng với khách hàng. Nó giúp bạn giao tiếp trôi chảy với nhiều loại khách hàng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều này tạo cho bạn một cái nhìn tích cực, thân thiện và gần gũi. Khách hàng sẽ thích bạn hơn, dễ mua hàng và cộng tác lâu dài hơn.

Khả năng giao tiếp tốt là bạn cần nói đúng những thứ mà người dùng muốn biết. Bạn phải tập trung vào nhu cầu thực tiễn và điều kiện kinh tế của khách hàng, đưa ra những sản phẩm và lời khuyên mua sắm hợp lý nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần tạo dựng một mạng lưới các mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Điều này giúp gia tăng uy tín của bạn và doanh nghiệp, cũng như cơ hội hợp tác lâu bền với khách hàng. Bạn sẽ có được một đội ngũ khách hàng trung thành, sẵn sàng hợp tác và giới thiệu với người thân, bạn bè, đồng nghiệp của họ về doanh nghiệp bạn.

Khả năng thương thuyết hợp đồng

Là một nhân viên kinh doanh, bạn không được thiếu đi kỹ năng đàm phán hợp đồng. Bởi vì nói đến làm ăn, tiền và lợi nhuận đều được ưu tiên hàng đầu. Dù là người bán hay người mua đều mong muốn có được lợi ích tối đa trong một thương vụ.

Thương thuyết hợp đồng
Nhân viên kinh doanh phải có khả năng đàm phán hợp đồng

Vì vậy, kỹ năng thương thảo hợp đồng giúp bạn đưa ra những giao kèo với các điều khoản hợp lý, phù hợp với nhu cầu của tất cả các bên. Điều này giúp bạn giữ được lợi nhuận cho công ty mà không ảnh hưởng tới quyền lợi khách hàng. “Thuận mua vừa bán” là yếu tố chủ chốt trong một mối quan hệ làm ăn lâu dài và bền vững.

Sự tâm huyết với nghề

Là một nhân viên kinh doanh, bạn phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để bán được hàng, nhưng lương thưởng lại bấp bênh và vô định. Bạn còn phải kiêm nhiệm cả một phần công việc của nhân viên marketing và chăm sóc khách hàng. Và nếu không đạt được doanh số mong muốn, bạn là người đầu tiên bị quở trách. Vì vậy, bạn cần có tâm huyết và ý chí kiên cường mới có thể theo đuổi được nghề sales.

Kết luận

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã phần nào hiểu rõ được sales là gì và những việc cần làm của một nhân viên sales hay nhân viên kinh doanh. Theo đuổi nghề sales đòi hỏi nhiều kĩ năng. Bạn cũng cần sở hữu những tính cách phù hợp mới có thể trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi.

PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648