Đăng bởi Mon - 05/01/2017
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Instagram, với hơn 40 tỷ hình ảnh được chia sẻ và 400 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, tạo ra trung bình 80 triệu bức ảnh mỗi ngày. Các ứng dụng chụp ảnh thông qua di động và việc chia sẻ video trên mạng xã hội có thể dễ dàng tạo ra cộng đồng người dùng trên khắp thế giới. Chỉ sau 6 năm, nền tảng này đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người dùng trong hầu hết các nhóm đối tượng khác nhau về giới tính, độ tuổi, tính cách …
Khi mọi người tham gia Instagram theo trào lưu như vũ bão, các thương hiệu có cơ hội đặc biệt để tương tác với các fan của mình. Bài viết trên Instagram tạo ra một tỷ lệ tương tác trên mỗi người theo dõi là 4,21%, gấp 58 lần tương tác trên Facebook, và gấp 120 lần trên Twitter.
Thành công của các thương hiệu trên Instagram không chỉ là việc đăng tải những bức ảnh hấp dẫn. Nó còn là sản phẩm của một chiến lược chu đáu, một thương hiệu có bản sắc riêng được thể hiện bản sắc đó cùng sự sáng tạo, hiệu quả quản lý cộng đồng. Khi bạn khám phá ra tiềm năng của Instagram dành cho doanh nghiệp, hãy ghi nhớ những thế mạnh đặc biệt của truyền thông hình ảnh khi kể một câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu của bạn.
Khi bạn đặt những nguyên tắc này vào thực tế và kết hợp kể chuyện với hình ảnh tuyệt đẹp như “Theo đuổi ước mơ” (Flowers for Dreams), được đặc trưng bởi Instagram cho thương hiệu của bạn (Instagram for Business), thương hiệu của bạn sẽ gặt hái được vô vàn lợi ích đáng kể. Để giúp bạn phát triển một chiến lược Marketing trên Instagram với mục tiêu rõ ràng và kết quả đo lường hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chỉ dẫn sau đây:
Xác định mục tiêu của bạn
Cho dù bạn đã không đăng tải 1 bức ảnh nào hoặc bạn muốn thể hiện mình một cách hoàn thiện hơn, hãy xem xét những điều sau khi tạo chiến lược cho Instagram của bạn:
– Điều gì mà Instagram cho bạn thực hiện còn các nền tảng khác không có?
– Ai là đối tượng mục tiêu của bạn và thành viên nào trong các khán giả mục tiêu đã hoạt động trên Instagram?
– Làm thế nào để Instagram tích hợp với các mạng khác trong chiến lược truyền thông xã hội của bạn?
Instagram tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh nhằm giới thiệu về con người bạn cũng như mọi người hoặc thêm vào các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bản chất của ứng dụng di động này chính là để nhanh chóng nắm bắt những khoảnh khắc đáng nhớ, tạo cơ hội cho những người theo dõi tương tác với thương hiệu của bạn một cách thoải mái hơn và nhanh hơn so với các mạng xã hội khác. Tùy thuộc vào ngành công nghiệp, thương hiệu của bạn cũng như các chỉ số hoạt động quan trọng, chiến lược Instagram có thể nhắm đến một số mục tiêu sau đây:
– Nâng cao nhận diện thương hiệu.
– Thể hiện văn hóa công ty.
– Giới thiệu team của bạn và tuyển dụng nhân tài mới.
– Tăng tương tác với khách hàng và duy trì lòng “trung thành” của họ.
– Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
– Tăng cường trải nghiệm với các hoạt động event tương tác.
– Khuyến khích người tiêu dùng tương tác với thương hiệu của bạn.
– Chia sẻ tin tức công ty.
– Phát triển cộng đồng của bạn.
– Kết nối những con người có sức ảnh hưởng lớn.
– Kích thích Sales thông qua ứng dụng thứ ba.
Khi bạn tiếp tục phát triển các chiến lược của bạn, những mục tiêu này sẽ hướng dẫn bạn xác định các phương pháp tốt nhất cho mỗi giai đoạn trong quá trình của mình.
Phát triển chiến lược nội dung
Nội dung là nền tảng của việc hiển thị thông điệp trên Instagram. Nhiều doanh nghiệp B2C (ngành dịch vụ với các khách hàng cá nhân) sử dụng Instagram để làm cho sản phẩm của họ nổi bật, trong khi các công ty B2B (ngành dịch vụ hướng tới khách hàng doanh nghiệp) thường tập trung vào văn hóa công ty và team tuyển dụng – một cách tiếp cận đúng đắn cho thương hiệu của bạn. Căn cứ vào đối tượng mục tiêu và mục tiêu sẵn có, hãy phát triển một kế hoạch để cung cấp nội dung bắt mắt cho cộng đồng trên cơ sở phù hợp.
Xây dựng chiến lược nội dung
Xem lại mục tiêu của bạn và xác định những khía cạnh của thương hiệu để giới thiệu trong nội dung Instagram. Sản phẩm, dịch vụ, các thành viên trong team và văn hóa. Tất cả những điều này cung cấp tiềm năng phong phú cho thương hiệu mọi lúc mọi nơi. Một khi bạn có danh sách chủ đề nội dung cụ thể, hãy brainstorm (thảo luận nhóm, chia sẻ ý tưởng) cho các đối tượng có thể cũng như hình ảnh và video phù hợp.
Một số công ty tập trung vào việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của họ, cung cấp hướng dẫn thực tế hoặc đi theo hướng ngược lại và tạo hoạt cảnh kỳ quái với sản phẩm của họ như một anh hùng. Những món ăn đầy màu sắc của Dunkin Donuts khiến dịch vụ khoe được sự tiêu chuẩn và yếu tố thời gian (theo mùa) bằng cách đăng tải nội dung cho kỳ nghỉ lễ quan trọng hoặc các sự kiện lớn.
Xác định loại nội dung & tỉ lệ
Instagram bắt đầu như là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh, nhưng sự phổ biến rộng rãi của nó dựa trên sự sáng tạo của người dùng khi đăng tải mọi thứ, từ video đến các sản phẩm đồ họa hay ảnh GIF động. Khi bạn lên kế hoạch ra nội dung, hãy xem xét sự cân đối giữa của các loại nội dung có khả năng tốt nhất. và có sự tương tác cụ thể từ khán giả của bạn.
Nếu video cho phép bạn kể một câu chuyện hấp dẫn về sản phẩm của mình, hãy đưa nó vào nội dung của bạn thường xuyên hơn. Nếu bạn không có các nguồn lực, thời gian, kỹ năng hoặc kỹ năng an ủi, vỗ về, để thực hiện video ở mức độ bạn muốn, bạn có thể chọn không xuất bản video ở tất cả hoặc để dành nó cho các chiến dịch và chương trình khuyến mãi đặc biệt. Với thành phần cho Instagram, vấn đề chất lượng rất quan trọng và nó xứng đáng “chi mạnh tay” tạo ra nội dung tốt nhất có thể.