Đăng bởi locbaoluu - 02/04/2018
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Với hơn 1,8 tỉ website trên toàn thế giới, website của bạn cần một dấn ấn để thu hút được sự chú ý của người dùng. Tên miền là công cụ tạo ấn tượng tốt có thể đảm nhận vai trò này. Sở hữu được một tên miền hay sẽ là lợi thế đầu tiên của bạn khi bạn muốn hoạt động cũng như xây dựng thương hiệu trên internet. Hãy tìm cho mình một cái tên thương hiệu thật ấn tượng trước và dịch vụ thiết kế website sẽ tư vấn, hỗ trợ thêm cho bạn.
Bài viết sẽ chỉ ra 10 mẹo giúp bạn có được một tên miền vừa hay, vừa đẹp, lại vừa hiệu quả cho website.
Cha mẹ có thể đặt tên con theo tên ca sĩ hoặc người nổi tiếng, nhưng tên miền thì không nên chứa tên của những thương hiệu lớn.
Các thương hiệu lớn đều đã mua bản quyền cho tên thương hiệu, họ có thể dùng luật pháp để đòi lại các lợi ích của mình. Nếu bạn sử dụng thương hiệu của họ trong tên miền của mình, nhất là khi website của bạn trùng lĩnh vực kinh doanh với họ, bạn sẽ có thể bị thưa kiện. Và bạn sẽ mất cả chì lẫn chài bởi không thể nào thắng các vụ kiện như vậy được.
Dù quy mô website rất nhỏ, dù bạn đang sống ở Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào, không có gì đảm bảo các thương hiệu lớn sẽ không chú ý đến vi phạm của bạn. Vì vậy, trước khi chọn ra được tên miền cho website, hãy tìm hiểu thử xem đã có doanh nghiệp, thương hiệu nào trùng tên hay không.
Tên miền website có thể chứa từ khóa để thu hẹp chủ đề và cả đối tượng nhắm tới.
Ví dụ: có nhiều website ghi rõ ràng như thaymanhinhiphone.net, dienthoaigiare.com.vn. Cách làm này có thể gia tăng hiệu quả SEO bởi tên miền trùng khớp và liên quan trực tiếp với từ khóa tìm kiếm của người dùng. Đây là một trong những yếu tố quyết định thứ hạng tìm kiếm của định một website.
Tuy nhiên, số lượng từ khóa là có hạn và hầu hết đã bị lấy, không phải do người dùng thì cũng là do các dịch vụ mua bán tên miền.
Vì vậy, ngoài nhắm đúng từ khóa, bạn cũng có thể sử dụng các từ ngữ gợi sự liên tưởng với sản phẩm, dịch vụ và nội dung của bạn. Cách này có khả năng khiến tên miền của bạn trở nên thú vị, trông thông minh và có thể gây ấn tượng sâu đậm hơn trong lòng người đọc cũng như khách hàng.
Ví dụ:
Một tên miền hay nên dễ đọc, dễ nhớ và trên hết, càng ngắn càng tốt. Độ dài lý tưởng cho một tên miền là từ 2 đến 5 từ. Điều này giúp tên miền vừa dễ nhớ và dễ gõ. Tên miền quá dài sẽ rất khó nhớ, gõ lâu, nếu thấy phiền người dùng sẽ không bao giờ dụng tới nó nữa.
Bạn cũng có thể viết tắt nếu cái tên yêu thích quá dài. Rất nhiều website, thương hiệu có cái tên dài ngoằng đã lựa chọn viết tắt tên mình. Ví dụ: Ứng dụng IoT (Internet of Things) nổi tiếng If This Then That sử dụng IFTTT cho tên miền (ifttt.com); quỹ Electronic Frontier Foundation có tên miền vô cùng ngắn gọn: eff.org.
Phương pháp này đích thực hiệu quả và đã được kiểm chứng, tuy nhiên bạn phải nhớ ghi tên đầy đủ của website ở nơi dễ thấy nhất, trên banner hoặc kế logo. Khi khách hàng hiểu được tên viết tắt đại diện cho chữ gì họ sẽ nhớ nó nhiều hơn.
Tên miền dễ bị đọc nhầm, hiểu nhầm bởi vì thường là chữ không dấu. Có những từ tiếng Việt khi viết không dấu sẽ được hiểu thành từ khác, nghĩa khác, đặc biệt là những nghĩa tiêu cực. Ví dụ như: “tăng tốc” sẽ trở thành “tangtoc” hoặc “đảm đang” sẽ trở thành “damdang”!
Vì thế, bạn nên ghi ra phiên bản không dấu của nó xem có làm người khác hiểu sai ý mình không.
Một lưu ý nữa giúp tên miền của bạn hay hơn, hiệu quả hơn chính là: cẩn thận với bộ gõ tiếng Việt. Trường hợp này thường đúng với những ai dùng kiểu gõ Telex, nếu không để ý sẽ gõ sai tên miền, địa chỉ website của bạn. Rất nhiều người hối hả, vô ý đã vào nhầm gôgle.com thay vì google.com, tất nhiên phải tốn công vào lại trang Google thật.
Vì vậy, nếu có thể, hãy tối ưu tên miền website của bạn để ngay cả khi nhập bằng bộ gõ tiếng Việt cũng không gặp sai sót.
Sử dụng chữ số trong tên miền có thể làm người dùng bối rối, vào sai địa chỉ, nhất là khi họ chỉ mới nghe qua tên miền chứ chưa nhìn bằng mắt. Đơn giản là vì họ không biết là tên miền của bạn chứa số hay là chữ số, là “1” hay là “mot”.
Tuy vậy, người Việt Nam đa số đều mặc định cho rằng các con số có 2 chữ số trở lên đều sẽ được viết bằng số. Một số chữ số khác được sử dụng rộng rãi cũng sẽ được viết mặc định bằng số, như: 24, 90, 180, 360, 999… Vậy nên, bạn cũng không cần lo lắng nếu tên miền có chứa các số phổ biến, tuy nhiên nếu số chỉ có một chữ số thì nên cân nhắc sử dụng.
Dù có tính toán kỹ đến nhường nào, kiểu gì cũng có những địa chỉ hao hao giống với tên miền của bạn. Những tên miền dễ nhầm lẫn đó có thể hút bớt lượng truy cập và quyền lợi của website gốc. Cách đơn giản nhất để ngăn chặn chuyện này chính là mua đứt những tên miền gây nhầm lẫn đó.
Đây là cách mà rất nhiều doanh nghiệp, chủ website đã áp dụng. Họ không chỉ mua tên miền mong muốn, mà còn mua luôn những tên miền khác tương tự về mặt chữ viết hay ý nghĩa.
Ví dụ điển hình nhất là Google, bạn có thể truy cập Google thông qua cả google.com, googel.com hoặc google.net. Tất cả tên miền này đều có thể trỏ về cùng 1 trang, vì thế sẽ không ảnh hưởng tới gì website gốc của bạn cả.
Trong bất cứ tên miền nào cũng có một phần không thể thiếu, chính là top-level domain, hay còn gọi là “đuôi tên miền”, tức thành phần sau dấu “.” trong tên miền. Mục đích sơ khai của đuôi tên miền là cho biết lĩnh vực và mục đích của website.
Tuy nhiên, con người ngày nay hầu như chẳng hiểu và để tâm đến ý nghĩa của đuôi tên miền. Thay vào đó, một số đuôi tên miền phổ biến, xuất hiện ở khắp mọi website, điển hình là .com, .net, .org…
Đây không hẳn là điều xấu. Đuôi tên miền không phải là một phần của tên thương hiệu hay từ khóa, và cũng không có quy luật nào ràng buộc website với một đuôi tên miền cụ thể. Vì thế, những đuôi tên miền lạ, kém phổ biến sẽ khiến người dùng gặp khó khăn trong việc nhớ và truy cập trang web.
Vậy nên, hãy sử dụng các đuôi tên miền thông dụng nhất, giúp người dùng dễ nhớ đến website của bạn hơn. Điều hướng đến website cũng chính xác hơn, ít các trường hợp nhầm lẫn hơn. Bạn sẽ không mất đi traffic một cách oan uổng chỉ vì người dùng gõ nhầm đuôi tên miền.
Ngày nay có hơn 1000 loại đuôi tên miền khác nhau, có những loại dùng cho một số mục đích đặc biệt, cụ thể.
Những đuôi tên miền này kém phổ biến hơn .com, nhưng có tác dụng nêu bật mục đích, nội dung của website cho người dùng mau chóng nhận biết. Vì thế, nếu muốn tạo sự khác biệt và ấn tượng đối với khách hàng, bạn có thể sử dụng các đuôi tên miền khác không phải .com.
Ví dụ: bạn có thể dùng .bike khi bạn kinh doanh mặt hàng xe đạp. Cua-rơ và dân nghiện xe đạp có thể sẽ vô cùng thích thú với những website chuyên biệt như vậy.
Ngoài việc sử dụng các top-level domain riêng cho từng lĩnh vực, bạn cũng có thể tận dụng các đuôi tên miền một cách sáng tạo để cho ra các địa chỉ độc đáo. Cụ thể, bạn có thể ráp đuôi và tên miền lại để hợp thành một từ có nghĩa. Điều này giúp tên miền trở nên hay hơn, thú vị hơn, ấn tượng hơn trong mắt người dùng.
Thời báo nổi tiếng thế giới – TIME – đã chuyển từ địa chỉ time.com cũ sang ti.me mới. Cả tên miền lẫn đuôi hợp lại thành tên của hãng, một sự chơi chữ vô cùng ấn tượng. Độc giả giờ đây không cần thêm những từ không liên quan như “com” hay “net” vào địa chỉ của tờ báo, mà chỉ cần gõ “time” thôi là đủ rồi.
Between, một ứng dụng chat dành cho cặp đôi đã rất khôn khéo trong việc đặt tên miền. Thay vì between.com hay between.io như bao công ty công nghệ khác, họ lại sử dụng between.us. Tên miền trở thành một cụm từ có ý nghĩa, nêu bật được chủ đề của sản phẩm: “giữa chúng ta”.
Dù rằng Facebook vừa dính một scandal động trời, làm mất lòng tin của hàng triệu người dùng, nhưng Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung vẫn chưa “chết”. Vẫn còn đó vô số đại diện cho doanh nghiệp hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội.
Vậy nên, bạn cũng cần kiểm tra xem liệu tên miền và tên thương hiệu của bạn trên mạng xã hội đã bị ai lấy đi hay chưa. Điều này là cần thiết để tránh các trường hợp giả mạo fanpage của website bạn để trục lợi, hoặc đơn giản là tránh những nhầm lẫn đáng tiếc cho người dùng.
Bạn có thể truy cập vào namecheckr để kiểm tra xem tên miền (với các đuôi thông dụng) hay tên người dùng (username) trên các mạng xã hội xem có ai lấy chưa. Trang này hỗ trợ kiểm tra cùng lúc nhiều mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest…
Chọn tên miền không phải là điều quá dễ dàng, bởi nó có thể là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng, độc giả. Bạn có thể kết hợp nhiều trong 10 mẹo đã giới thiệu trong bài để cho ra một tên miền hay, ấn tượng và thu hút.