1. Lên ý tưởng cho website
Trước khi tiến hành tạo trang web chúng ta cần xác định một số yếu tố ban đầu. Điều này sẽ giúp cho công đoạn tạo lập website dễ dàng hơn. Việc lập kế hoạch, lên ý tưởng trước khi tạo website cũng hỗ trợ cho công tác quản lý và phát triển web được thuận lợi.
1.1. Mục đích tạo trang web
Đầu tiên chính là xác định mục đích khi tạo trang web. Bạn muốn sử dụng trang web này để làm gì? Website chính là một hình thức để bạn bán hàng hay chỉ là thiết kế website giới thiệu doanh nghiệp? Tuỳ vào mục đích xây dựng trang web của bạn mà doanh nghiệp mới có kế hoạch phù hợp. Lúc ấy sẽ xác định được quy mô của trang web, nhân lực để vận hành. Trang web sẽ do chính doanh nghiệp thiết kế hay do một nhà cung cấp?
Xác định mục đích cụ thể ngay từ đầu sẽ giúp việc xây dựng web không gặp khó khăn. Từ cấu trúc trang web đến các plugin cần thiết cho website. Ngoài ra khi muốn phát triển website về lâu dài thì việc căn cứ vào mục đích là cần thiết.
1.2. Định hướng và phát triển website
Sau khi đã xác định mục đích tạo web, tiếp theo là vạch ra một con đường dành cho website. Vì website là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho hoạt động của bạn nhưng với điều kiện bạn phải sử dụng đúng cách. Nhiều doanh nghiệp biết họ cần trang web nhưng họ không biết sẽ sử dụng để làm gì hay kế hoạch duy trì ra sao.
Vì vậy mà căn cứ vào mục đích thành lập website, bạn nên lập kế hoạch định hướng và phát triển. Thông thường cả website sẽ được định hướng chung một chủ đề. Ví dụ như website của công ty thiết kế website Mona Media sẽ được định hướng là một website về công nghệ, lập trình phần mềm và trang web. Mọi hoạt động trên website Mona Media đều liên quan chủ đề này.
Về hướng phát triển nên chia thành nhiều giai đoạn phù hợp với hoạt động hiện tại. Ví dụ như ở giai đoạn mới thành lập, trang web được xây dựng như một blog của doanh nghiệp để chia sẻ kiến thức. Sau khi đo lường và tối ưu hoá, giai đoạn tiếp theo website sẽ có thêm nội dung về dịch vụ, bán hàng.
Dễ nhìn thấy nhất là những website cá nhân của các bạn freelancer. Kế hoạch phát triển website của các bạn thông thường sẽ là từ dạng blog. Ở giai đoạn này các bạn sẽ chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm của riêng các bạn. Chủ đề trang web cũng chính là lĩnh vực của các bạn. Sau đó một thời gian, hoạt động trang web của các bạn sẽ có các gói dịch vụ liên quan lĩnh vực đó. Những gói dịch vụ như bán khoá học, dịch vụ dành cho doanh nghiệp,…
1.3. Nghiên cứu
Sau khi có một bản kế hoạch tương đối tổng thể thì sẽ đến bước nghiên cứu. Có rất nhiều thứ cần nghiên cứu trước khi lập trang web. Sau khi tạo trang web cũng cần nghiên cứu. Nói chung, đây là việc cần được làm thường xuyên để đo lường và tối ưu hoá được trang web của bạn. Vậy khi nghiên cứu chúng ta cần quan tâm những yếu tố gì?
Nghiên cứu chủ đề
Chủ đề trang web chính là xương sống. Bạn cần hiểu rõ về chủ đề của mình. Không chỉ ở kiến thức chuyên môn mà còn ở thị trường chung. Hãy nghiên cứu xem hiện nay người ta quan tâm chủ đề này ra sao. Làm sao để phát triển chủ đề lớn này thành nhiều chủ đề nhỏ.
Trong quá trình nghiên cứu chủ đề bạn sẽ biết cách định hướng cho website của mình phù hợp với chủ đề này ra sao. Ngoài ra cũng là cơ hội để bạn thấu hiểu thị trường hơn.
Nghiên cứu từ khoá
Có chủ đề rồi chúng ta bắt đầu nghiên cứu một số từ khóa quan trọng. Đây là yếu tố mà bất kỳ một bài chia sẻ kinh nghiệm xây dựng web nào cũng đề cập. Bởi từ khoá là yếu tố quan trọng.
Từ khoá mang lại nhiều lợi ích cho trang web của bạn. Thứ nhất, nó giúp bạn bám sát vào chủ đề chính. Thứ hai, từ khóa hỗ trợ bạn mở rộng được thêm các chủ đề phụ, làm đầy chủ đề chính. Nội dung cho trang web sẽ phong phú hơn.
Lợi ích quan trọng nhất khi nghiên cứu từ khóa chính là tối ưu khả năng tìm kiếm của khách hàng. Cách để khách hàng biết đến hay tiếp cận được doanh nghiệp chính là thông qua công cụ tìm kiếm.
Việc nghiên cứu từ khóa giúp tối ưu được khả năng hiển thị của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Đây thường được gọi là dịch vụ SEO cho website.
Nghiên cứu đối thủ
Thực tế nghiên cứu về các đối thủ của mình hay các thương hiệu lớn là một việc nên làm. Chúng ta nghiên cứu những ưu nhược điểm từ website của đối thủ để hiểu được cách tiếp cận người dùng. Tuy nhiên việc nghiên cứu website đối thủ chỉ nhằm mục đích hiểu rõ hơn về thị trường. Sai lầm lớn nhất khi nghiên cứu đối thủ chính là copy nội dung và hình thức giống hệt như vậy.
Việc làm này gây ra nhiều hệ quả. Các công cụ tìm kiếm sẽ không đánh giá cao nội dung trang web của bạn nếu bạn sao chép toàn bộ nội dung đối thủ. Hệ quả tiếp theo chính là đôi lúc website của đối thủ quá nhiều nhược điểm và chúng ta không nhìn ra được điều đó.
Cách tốt nhất chỉ nên dừng ở việc tìm hiểu xem những gã khổng lồ đi trước xây dựng website của họ thế nào. Ngoài ra nếu bạn không biết gì về thị trường thiết kế web hoàn toàn có thể nhận tư vấn thiết kế website từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp.
Sau khi hoàn tất công đoạn lập kế hoạch và định hướng sẽ đến các bước tạo trang web. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn một số kinh nghiệm tạo web thủ công.
2. Đăng ký tên miền
Đây là bước quan trọng nhất. Nền tảng của mọi trang web đều bắt đầu từ việc có tên miền
Kinh nghiệm chọn mua tên miền
Tên miền có thể hiểu đơn giản chính là địa chỉ của website khi người dùng truy cập vào. Ví dụ khi truy cập vào Mona Media thì tên miền là mona.media. Thông dụng nhất bạn sẽ hay thấy tên miền được sử dụng là [tên doanh nghiệp].com hay .vn.
Tên miền quan trọng bởi đây được xem là bộ mặt của thương hiệu. Ngoài ra việc lựa chọn tên miền phù hợp cũng sẽ hỗ trợ việc SEO trang web hiệu quả. Khi lựa chọn tên miền bạn nên dựa vào các tiêu chí sau:
- Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ.
- Phải liên quan đến tên thương hiệu hoặc đặc tính của thương hiệu. Ví dụ thương hiệu của bạn là Mona Media thì tên miền nên bao gồm các tên gọi này. Hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thì có thể đặt các đặc tính liên quan như IT; phần mềm; công nghệ; v.v…
- Không được trùng lặp với tên đã có trước.
3. Mua Hosting
Kinh nghiệm chọn mua hosting
Web hosting có thể hiểu đơn giản là cơ sở quản lý dữ liệu và vận hành website. Hosting quan trọng bởi đây được xem là yếu tố “đầu não”. Các hoạt động khác trên trang web muốn chạy thuận lợi nhờ vào hosting rất nhiều.
Để chọn mua hosting chất lượng bạn cần dựa vào những yếu tố sau:
- Đối tượng người dùng tập trung tại đâu? Khi đặt hosting nếu đối tượng truy cập chủ yếu tại Việt Nam bạn có thể chọn dịch vụ hosting trong nước. Tương tự, nếu quy mô website muốn mở rộng ra quốc tế có thể lựa chọn nhà cung cấp nước ngoài.
- Quy mô của website. Như đã trình bày, nếu quy mô website lớn cần các loại hosting tương ứng để vận hành thuận lợi.
- Chọn loại hosting phù hợp với nhu cầu website. Một số hosting phổ biến mà bạn có thể tham khảo như: Shared Hosting; Cloud Hosting; VPS Hosting.
Ngoài ra Mona Solutions còn cung cấp dịch vụ hosting cũng như thiết kế website trọn gói. Bạn có thể liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn ngay.
4. Lựa chọn nền tảng xây dựng website
Sau khi đã có tên miền và hosting, bước tiếp theo là bắt đầu xây dựng trang web. Nếu bạn tự tạo web thủ công có thể tham khảo một số nền tảng hỗ trợ phổ biến sau.
Tạo trang web bằng WordPress
Đây được xem là nền tảng được sử dụng lớn nhất thế giới cho đến hiện tại. WordPress dễ sử dụng mà không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu. Ngoài ra còn hỗ trợ người dùng nhiều tính năng khác từ thiết kế giao diện đến hệ thống vận hành.
Bên cạnh đó có nhiều plugin được làm ra để hỗ trợ cho thiết kế website bằng wordpress. Với cách này thì bạn có thể yên tâm trong quá trình xây dựng website có thể liên tục tối ưu hoá.
Tạo trang web bằng Joomla
Được xem như đối thủ lớn nhất của WordPress, Joomla cũng có những tính năng tương tự. Tuy không phổ biến tại Việt Nam như WordPress nhưng nền tảng này rất hữu ích. Để tạo trang web bằng Joomla các bạn có thể theo các bước đơn giản sau:
- Cài đặt Joomla và đăng ký tài khoản.
- Vào bảng điều khiển dành cho Admin và tiến hành tạo web.
- Thiết kế giao diện. Bạn có thể sử dụng các mẫu giao diện có sẵn hoặc cài đặt các plugin tương ứng để có thêm template.
- Tạo bài viết và nội dung cho trang web. Bước này bạn sẽ tiến hành thiết lập các hạng mục cho trang web. Chủ đề của các hạng mục và bắt đầu sáng tạo nội dung.
Có ba dạng nội dung được Joomla hỗ trợ cho bạn. Dạng thứ nhất là “Article” tức nội dung thông thường. Đây là tạo một bài viết bình thường tương tự WordPress và sau đó có thể gắn vào các hạng mục tương ứng.
Tiếp đến là “Categories” tức các nội dung được sản xuất theo nhóm, cùng một chủ đề. Cuối cùng là “Media”, tức các nội dung dạng hình ảnh, video.
Các bạn có thể tham khảo các hướng dẫn trên để tạo một trang web. Tuy nhiên việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Với những website có quy mô lớn, lời khuyên là hãy sử dụng dịch vụ thiết kế website.
5. Kinh nghiệm quản lý và phát triển trang web
Sau khi biết cách tạo trang web và đã tạo thành công, tiếp đến là công đoạn quản lý và phát triển. Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm để tối ưu được website của bạn hơn.
Quản lý nội dung trên trang web
Hãy kiểm soát thường xuyên nội dung trên website của mình. Bởi vì thuật toán của các công cụ tìm kiếm liên tục thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng website. Việc liên tục quản lý nội dung trên trang web sẽ giúp doanh nghiệp không bị xếp hạng thấp.
Ngoài ra quản lý chặt chẽ nội dung sẽ tăng trải nghiệm khách hàng và tránh bị đối thủ chơi xấu. Các chủ đề bài viết trên trang web khi được cập nhật liên tục cũng sẽ giúp website không bị đóng băng quá lâu. Khi đó mới đảm bảo tính cạnh tranh không bị chênh lệch.
Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu về seo hoặc dịch vụ seo là gì thì mời bạn tham khảo bài viết:
Phân tích đối tượng người dùng và xu hướng
Ngành công nghệ luôn thay đổi, xu hướng người dùng cũng vậy. Chính vì thế hãy liên tục nghiệm thu đối tượng người dùng của bạn. Khi đó doanh nghiệp mới hiểu rõ hơn về thị trường của mình.
Nếu muốn biến trang web thành công cụ Marketing hay kinh doanh hiệu quả hãy chú ý đến luồng người dùng. Khi phân tích được xu hướng và cải tiến trang web theo luồng người dùng (user flow) sẽ gia tăng được tỷ lệ chuyển đổi. Lúc đó chiến dịch Marketing cũng như khả năng chốt sale sẽ được tăng cao.
Tăng cường bảo mật website
Kiểm tra trang web thường xuyên để tránh những lỗ hổng. Bảo mật luôn là ưu tiên hàng đầu. Sử dụng những công cụ hỗ trợ hay plugin để gia tăng tính bảo mật dữ liệu. Điều này không chỉ giúp bạn mà còn giúp khách hàng của bạn.
Kiểm tra và tối ưu hoá trang web
Cuối cùng, tổng hợp từ những yếu tố trên. Hãy kiểm tra trang web thường xuyên để liên tục cải tiến. Mọi yếu tố từ nội dung, giao diện, tính năng đến bảo mật. Hãy hiểu xem khách hàng, người dùng của bạn muốn gì. Triệt tiêu mọi vấn đề trong quá trình vận hành web. Tối ưu trang web sẽ mang lại nhiều giá trị cả về kinh doanh lẫn thương hiệu.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM
Website: mona.media
Điện thọai:1900 636 648
Email: [email protected]