Đăng bởi locbaoluu - 17/04/2018
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Có những sở thích có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bản thân. Nhưng khi muốn kiếm tiền từ sở thích, bạn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được lựa chọn đúng đắn cho việc có nên biến sở thích thành công việc kinh doanh hay không.
Trên thế giới, đã có rất nhiều doanh nhân thành công bằng cách kinh doanh sở thích của chính mình. Nhiều người trong số họ thậm chí đã có công việc ổn định nhưng vẫn từ bỏ để theo đuổi đam mê.
Lớn lên trong một nông trại xinh đẹp ở Minesota, Hoa kỳ, Craig Jenkins-Sutton có một tình yêu mãnh liệt với hoa cỏ, gia súc và trang trại. Và anh đã lập nên Topiarius – công ty xây dựng với sở trường thiết kế và xây dựng các vườn hoa đô thị. Tính đến năm 2011, Topiarius có giá trị ước tính vào khoảng 1,2 triệu đô-la Mỹ.
Megan Duckett dành hầu hết thời gian rảnh của mình để đan thêu những bộ quần áo, ra gối… Sau khi nhận thấy khả năng của mình cũng như tiềm năng kinh tế của những sản phẩm làm ra, cô đã nghỉ việc và thành lập công ty Sew What? Startup của Megan được định giá 6,2 triệu đô-la Mỹ vào năm 2011 và vẫn còn đang tăng trưởng.
Vậy ở Việt Nam thì sao?
Nhiều người cho rằng những câu chuyện như vậy chỉ xuất hiện môi trường kinh tế phát triển như Mỹ hay Châu Âu. Nhưng thực tế ở Việt Nam cũng đã có nhiều doanh nhân thành đạt nhờ vào sở thích như vậy.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những ví dụ đó thông qua các chương trình ươm mầm kinh doanh, hoặc như chương trình gọi vốn đầu tư, điển hình là Shark Tank Việt Nam. Nhiều thí sinh của chương trình đã bắt đầu việc kinh doanh bắng chính sở thích của mình, đạt hiệu quả và kêu gọi đầu tư thành công.
Đỗ Đức Mười yêu thích các trang phục cosplay, các mô hình viễn tưởng chuyển động như thật. Nhiều người cũng có sở thích như Mười, nhưng hiếm ai nghĩ đến việc kiếm tiền từ chúng bởi nhu cầu thị trường không cao, không có lời. Nhưng nhóm của Mười và startup Transform Studio đã thành công trong việc kêu gọi khoản đầu tư 3,1 tỷ đồng của các Shark và tăng trưởng ổn định cho tới thời điểm hiện tại. Những đơn hàng, những mẫu mã mới được giới thiệu đều đặn của Transform Studio đã cho chứng minh bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ sở thích của mình.
Có thể bạn quan tâm: Gợi ý các ý tưởng startup thường gặp mà hiệu quả
Những ví dụ trên cho thấy bạn hoàn toàn có thể biến những sở thích chỉ mang tính giải trí của mình thành công việc kinh doanh cho thu nhập ổn định.
So với đi làm công hay kinh doanh theo thị trường, kiếm tiền từ sở thích của mình sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Bởi vì, bạn sẽ được làm những gì mình thích. Bạn cũng sẽ không phải hối hả chạy theo xu hướng thị trường. Bạn sẽ luôn giữ được lửa, giữ được sự hưng phấn và hứng khởi mỗi khi làm việc.
Quang trọng nhất là: được làm những gì mình muốn mà còn có thể kiếm ra tiền, đó là điều tuyệt vời nhất!
Ngoài ra, khi biến sở thích thành kinh doanh, bạn có cơ hội phổ biến sở thích đó với mọi người. Đó là niềm vui khi chia sẻ cho mọi người biết những giá trị quan trọng đối với bạn. Đó cũng là niềm vui khi thấy người khác trân trọng các giá trị đó. Và đó cũng là cơ hội để bạn tìm kiếm những người cùng sở thích với bạn.
Bạn sẽ được làm điều mình thích nếu biến sở thích thành kinh doanh. Nhưng đổi lại, nó sẽ không còn là sở thích mà bạn từng biết, từng làm.
Bạn không thể muốn làm lúc nào thì làm. Bạn không thể trễ nãi kể cả lúc mệt mỏi hay bận rộn. Bạn cũng không thể buông câu: “Thành quả ra sao cũng được, miễn thấy vui là được rồi”.
Giờ đây, bạn phải chịu một áp lực mới – áp lực kiếm tiền. Sở thích của bạn cần phải đem lại thu nhập, lợi nhuận phải đủ lớn để bạn có thể trang trải cuộc sống hàng ngày.
Bạn phải xem sở thích của mình là một công việc thực sự, phải cam kết làm việc và nâng cao hiệu suất. Bạn vẫn có thể tạo ra những thứ mình thích, nhưng đồng thời phải điều chỉnh lại để phù hợp với yêu cầu khách hàng. Và bạn phải nhận thức được mình đang làm kinh doanh, tức là phải có chiến lược kinh doanh, marketing… và nhiều thứ khác để có thể thu được lợi nhuận.
Biến sở thích thành việc kinh doanh là sự kết hợp giữa vui vẻ và hiệu quả, hai khái niệm gần như mâu thuẫn với nhau trong cuộc sống.
Tóm lại, khi kiếm tiền bằng sở thích bạn sẽ gặp phải những thử thách sau:
Tuy gian nan như vậy nhưng vẫn có nhiều người quyết tâm biến sở thích thành kinh doanh. Lý do là bởi: phần thường của nó xứng đáng để họ làm như vậy.
Nếu bạn muốn biết bản thân có nằm trong số đó hay không, hãy suy nghĩ thật kỹ và trả lời những câu hỏi dưới đây.
Sở thích vẫn có cái gọi là “thời gian hoàn thành”. Khi bạn đẽo một bức tượng, nó vẫn có một khoảng thời gian ước tính cần để hoàn thành. Nếu không có gì cản trở, bạn sẽ cố gắng làm xong nó trong khung thời gian đó. Nếu có việc quan trọng, cấp bách hơn thì có thể tạm thời ngưng lại.
Tuy nhiên, sở thích lại thường không có “hạn chót”. Nói chính xác hơn là không có áp lực phải hoàn thành nó trong một khoảng thời gian cố định.
Muốn kinh doanh từ sở thích, bạn phải chấp nhận làm việc mình thích trong thời gian quy định
Một khi muốn kiếm tiền từ sở thích thì bạn cần phải chăm chỉ thực hiện sở thích ấy. Bạn phải luyện tập để rút ngắn thời gian hoàn thành nó, càng ngắn càng tốt. Như vậy, bạn mới có thể đạt được lợi nhuận tối đa. Bạn phải rèn luyện một cách khoa học và kỷ luật, cố gắng thành thục nó như thể đó là một “tuyệt kỹ võ công”.
Đó là một áp lực thời gian không hề nhỏ, một sự bỡ ngỡ, choáng váng dành cho những người vừa mới bắt đầu.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ bỡ ngỡ nhận ra sở thích của bạn sẽ chiếm trọn quỹ thời gian trong ngày. Trước kia, bạn làm nó vào lúc rảnh rỗi. Còn bây giờ, đôi khi nó sẽ khiến bạn không còn giây phút rảnh rỗi nào nữa.
Bài kiểm tra khả năng chịu đựng áp lực thời gian này sẽ tăng dần độ khó khi doanh nghiệp của bạn phát triển. Khi số lượng những đơn hàng tăng lên, có thể bạn sẽ chẳng còn thời gian để quan tâm gia đình và bạn bè.
Khi còn là sở thích, bạn có thể làm lúc vui lúc buồn, lúc chán rồi thì làm chuyện khác. Nhưng khi đã biến nó thành việc kinh doanh kiếm tiền, bạn phải luôn làm việc kể cả có “chán đến tận cổ họng”.
Bạn sẽ không được phép dễ dãi với bản thân. Trừ phi bệnh nặng, bạn không thể dừng làm việc chỉ vì cảm thấy đôi chút mệt mỏi. Công việc phải được ưu tiên hơn so với những chuyện lặt vặt như đi họp lớp hay đi xem liveshow ca nhạc. Và tất nhiên, bạn cũng không thể nghỉ chỉ vì “bỗng dưng thấy chán” như trước kia được nữa.
Khi gặp khách hàng khó tính cứ mãi càu nhau, đòi hỏi vô lý, bạn vẫn phải làm việc. Khi chuyện tình cảm không suông sẻ, gia đình không êm ấm, bạn cũng vẫn phải làm việc. Thậm chí khi quá nhiều thách thức làm bạn nản chí, bạn cũng phải cố gắng làm việc.
Có rất nhiều thứ khiến bạn chán ngấy sở thích của mình, nhưng bạn vẫn phải kiên trì đến cùng. Bởi vì bấy giờ nó đã là công việc nuôi sống bạn và cả gia đình.
Có nhiều người đủ bản lĩnh và năng lực để vượt qua các thử thách trên, nhưng đáng tiếc cuộc sống lại ngăn cản họ.
Bạn khó mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh khi con bạn chuẩn bị chào đời. Bạn khó mà bỏ công việc hiện tại để đi theo đam mê khi mà vừa mới được thăng chức. Hoặc bạn đang có một hợp đồng dài hạn với một công ty hay khách hàng nào đó, không thể đơn phương hủy bỏ.
Trong rất nhiều trường hợp, quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng tới những người khác. Và đó thường là những người bạn thân nhất, quý trọng nhất.
Nhiều nhà truyền cảm hứng vẫn hay tung hô rằng “Hãy bắt đầu thôi, đừng lo ngại gì hết!”. Nhưng câu nói đó chỉ đúng khi cuộc sống của bạn không có nhiều ràng buộc chặt chẽ với những người xung quanh. Nếu không thì khi bạn té ngã, tất cả sẽ như những quân cờ domino nối đuôi nhau sụp đổ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ sở thích và việc biến nó thành cơ hội kinh doanh. Bạn chỉ đơn giản là chờ đợi thêm chút nữa: đợi cho thời cơ chín muồi. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể trau dồi kiến thức và kỹ năng cần có để kiếm tiền bằng sở thích. Trên hết, bạn có thể cố gắng cải thiện điều kiện của cuộc sống, tự tay mình tạo ra cơ hội để thực hiện ước mơ.
Tóm lại, đừng vội quyết định mà hãy nghiên cứu thật kỹ các nhân tố quyết định trong cuộc sống của mình. Từ đó, bạn có thể phán đoán xác suất thành công và mức độ rủi ro khi biến sở thích thành việc kinh doanh. Và nên nhớ, kiên nhẫn cũng là một tố chất cần thiết để trở thành một nhà kinh doanh tài ba.
Kiếm tiền từ sở thích khó có lợi nhuận hơn bình thường. Bởi vì, thông thường thì sở thích sẽ không phù hợp với xu thế thị trường ngày nay. Bạn ưu tiên cho thứ mình thích chứ không phải nhu cầu của đại đa số người dùng. Vì vậy, bạn có thể sẽ chịu lỗ trong nhiều tháng đầu tiên trong công việc. Thậm chí, bạn có thể sẽ thất bại vài lần trước khi tìm ra công thức để kinh doanh thành công.
Trong nhiều trường hợp, để theo đuổi sở thích, bắt buộc bạn phải ngừng công việc hiện tại. Nhưng như vậy tức là bạn sẽ không có được một nguồn thu nhập ổn định như trước. Có thể bạn sẽ phải vay nợ mới có thể tích đủ vốn cho sự nghiệp mới. Ngoài ra, nếu bạn đang nợ nần hoặc trong các hoàn cảnh cần tiền như con cái đến tuổi đi học, nhà cửa cần sửa sang… thì sẽ không thể dành ra một số tiền cần thiết.
Nói tóm lại, để biến sở thích thành kinh doanh, ngoài bản lĩnh bạn cũng cần phải có một nền tảng tài chính đủ mạnh. Như vậy bạn mới có thể an tâm đầu tư vào sở thích của mình.
Nếu đã quyết định biến sở thích thành công việc chính của mình, bạn cần phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp. Nếu bạn nhắm mắt làm liều, rủi ro thất bại là rất cao. Nhiều người đã vỡ mộng khi sở thích không thể đem lại thu nhập để trang trải cuộc sống, thậm chí có người đâm ra ghét chính sở thích của mình.
Bạn cần vạch chiến lược kinh doanh cụ thể để bắt đầu kinh doanh từ sở thích
Bạn nên nghiên cứu kỹ thị trường, nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu đã có nhiều đối thủ mạnh trong cùng lĩnh vực, hãy tạo nét độc đáo riêng trong sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Bạn yêu thích việc may đồ nhưng đã có quá nhiều công ty may mặc. Vậy thì hãy tạo ra những mẫu mã độc quyền, hấp dẫn chỉ có bạn mới có. Nếu bạn chỉ chăm chút vào việc tạo ra sản phẩm như là một sở thích thì sẽ khó có thể cạnh tranh với đối thủ.
Ngoài ra, phân tích thị trường, dự đoán xu hướng và nắm bắt tâm lý người tiêu dùng – cũng là những năng lực cơ bản của một doanh nhân thành đạt. Nếu bạn có thể tự trang bị cho mình những kỹ năng ấy thì việc biến sở thích thành kinh doanh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Trên đây là đôi điều phân tích của công ty thiết kế website Mona Media, 5 câu hỏi thiết thực và có ích cho việc biến sở thích thành kinh doanh. Nhìn chung, nên hay không – cho việc biến sở thích thành kinh doanh – bạn phải tự trả lời. Không ai khác ngoài bạn mới biết bạn yêu cái sở thích của bạn đến đâu. Cũng chính bạn mới là người nắm rõ năng lực, nhu cầu và hoàn cảnh của bản thân mình.
Qua bài viết, hy vọng bạn sẽ thu được những thông tin hữu ích để đưa ra quyết định đúng đắn cho việc biến sở thích thành công việc kinh doanh.