Những chỉ số tài chính cơ bản trong một công ty

Những chỉ số tài chính cơ bản trong một công ty

Đăng bởi Mon - 09/03/2018

Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTMLlập trình di động

Bạn có biết, một trong những lỗi khiến Shark Phú trong chương trình Shark Tank Việt Nam từ chối đầu tư cho các Start up là gì không? Đó là việc các Startup không xây dựng cho mình một bảng báo cáo tài chính rõ ràng và chính xác. Mà thật ra việc này không chỉ xảy ra đối với những doanh nghiệp non trẻ, mới ra đời mà thập chí rất nhiều công ty dù đã hoạt động khá nhiều năm vẫn chưa hiểu rõ các chỉ số tài chính quan trọng của công ty mình. Dầu rằng chỉ cần bộ phần tài chính kế toán biết là được rồi hoặc thập chí họ chỉ cần đi thuê một công ty dịch vụ bên ngoài là đã có thể yên tâm cuối tháng duyệt sơ qua một lần là được. Tuy nhiên, công ty phá sản cũng từ đây mà ra. Rất nhiều công ty đã không có sự quan tâm đúng mực tới tình hình tài chính của công ty mà dẫn đến nhiều phi vụ gian lận xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn của công ty.

Trong tài chính, để hiểu và theo dõi kịp thời chính xác bạn cần biết được khái niệm và cách vận hành của các chỉ số tài chính. Nó cũng giống như bạn phải học từ vứng mới có thể vận dụng mà nói được tiếng Anh vậy. Nếu tính trong cả ngành tài chính, số lượng chỉ số tài chính bạn cần biết nhiều vô số kể. Tuy nhiên, trong phạm vi hoạt động của một công ty, bạn chỉ cần quan tâm đến danh sách ngắn dưới đây thôi.

Bạn có biết đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình?

Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Công thức:

Tỷ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)

Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng thanh toán của một công ty dựa trên tỷ số giữa giá trị tài sản ngắn hạn so với số nợ ngắn hạn phải trả. Tài sản ngắn hạn của công ty được tính dựa trên khoản tiền mặt hiện có, hàng tồn kho, hoặc các khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ số này nếu càng lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty càng cao. Và ngược lại nếu con số này nhỏ hơn 1, nghĩa là công ty đang gặp khó khăn và khả năng thanh toán thấp đi.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số mang tính tương đối. Bạn cần phải có bước theo dỗi công ty xem khả năng huy động vốn của công ty như thế nào. Đối với một công ty có tiềm năng, mặc dù tỷ số thanh toán hiện hành thấp nhưng họ có rất nhiều cách để huy động vốn và điều đó giúp họ giải quyết các khủng hoảng tài chính trong ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)

Công thức:

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + Các khoản phải thu + Các khoản đầu tư ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn).

Thanh toán nhanh là hoạt động thanh toán mà công ty không cần phải bán hàng tồn kho để có đủ tiền mặt cho các đợt thanh toán ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy liệu công ty có cần phải xả hàng tồn kho để gom tiền mặt về ngân quỹ và dành cho đợt thanh toán kế tiếp. Tỷ số này phản ảnh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành cũng như là được sử dụng nhiều hơn.

Cách đánh gí tỷ số thanh toán nhanh tương tự như tỷ số thanh toán hiện hành. Kết quả nhỏ hơn 1 nghĩa là công ty đang trong tình trạng hạn hẹp tiền mặt và cần phải có những giải pháp ứng phó kịp thời, hoặc là huy động vốn tiền mặt bên ngoài hoặc là thanh lý hàng tồn kho để giải quyết vấn đề khó khăn trước mắt.

Lưu ý, tỷ số này chỉ được áp dụng với những công ty có sản phẩm cụ thể, không áp dụng đối với công ty dịch vụ.

Tỷ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)

Công thức:

Tỷ số thanh toán tiền mặt = (Tiền và các khoản tương đương tiền) / (Nợ ngắn hạn)

Nhanh hơn cả khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán bằng tiền mặt hiện có cho phép bạn đánh giá được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp minh như thế nào. Bằng cách tính tỷ số giữa số tiền mặt hiện có với nợ ngắn hạn. Nếu con số kết quả lớn hơn 1, bạn có thể yên tâm. Ngược lại, tiếp tục tính tới tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số thanh khoản hiện tại, cũng như lường trường các khả năng có thể xảy ra, huy động vốn như thế nào để duy trì doanh nghiệp ở mức độ ổn định.

Thu nhập trên cổ phần (EPS)

Công thức:

Thu nhập trên cổ phần = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức của cổ phiếu ưu đại) / (Khối luowngjc ổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ)

Trong công ty cổ phần, EPS được xem như tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. EPS còn là thành phần chính để tính chỉ số P/E (chỉ số đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu).

Chỉ số P/E

Công thức:

P/E = Giá cổ phiếu/ EPS

Là chỉ số đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Trong đó giá thị trường của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại. Chỉ số P/E giúp các nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng trưởng cổ tức trong tương lai. Nếu chỉ số P/E cao có nghĩa là cổ phiếu có mức độ rủi ro thấp.

“Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần”

Giá trị sổ sách (Book Value)

Công thức:

Giá trị sổ sách = Tổng tài sản – Tổng tài sản cố định vô hình – Tổng nợ

Chỉ số này cho biết giá trị còn lại của công ty là bao nhiêu sau khi ngừng hoạt động kinh doanh. Nếu công ty đang hoạt động ổn định tất nhiên bạn không cần quan tâm đến chỉ số này. Tuy nhiên, trong kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏ và kiểm soát giá trị sổ sách của công ty giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn vào phút cuối.

Trên thực tế, giá trị sổ sách của công ty giúp các nhà đầu tư có được con số chính xác hơn cũng như biết được chính xác tình hình hoạt động của công ty, giúp họ đưa ra những đánh giá chính xác nhất.

Tính vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu

Công thức:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu trong kỳ / Bình quân các khoản phải thu trong kỳ

Trong kinh doanh, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến chỉ số này. Nó phản ánh khả năng biến đổi thành tiền mặt của các khoản phải thu.

Ảnh hưởng của các khoản phải thu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiển hiện rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu được rằng việc khách hàng nợ tiền hàng là một dạng của hình thức chiếm dụng vốn. Nghĩ đơn giản, khoản tiền này chắc chắc sẽ được khách hàng thanh toán tại một thời điểm nào đó và nó không mất đi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các khoản phải thu đến khi có quá nhiều khoản nợ phải thu từ khách hàng và bạn không biết chính xác thời điểm nhận tiền từ họ. Trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang cần tiền mặt để chi tra cho các hoạt động như mở rộng kinh doanh cần nhập nguyên vật liệu hoặc đẻ chi trả bằng tiền mặt cho các khoản nợ nhà cung cấp chẳng hạn. Khi này, chỉ số vòng quay các khoản phải thu giúp bạn có dữ liệu đánh giá tình hình chi tiết hơn cũng như có cơ sở để đưa ra giải pháp kịp thời.

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu

Công thức:

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu = 365 / Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số này cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp của bạn có thể nhận được tiền của khách hàng.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Công thức:

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho trung bình

Với:

Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho năm trước + Hàng tồn kho năm sau)/2

Chỉ số này giúp bạn tăng hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho của mình.

Chỉ số càng cao có hai tầng ý nghĩa, hoặc là doanh nghiệp bán chạy hàng, khả năng hàng lưu kho thấp, và hoặc là lượng hàng tồn kho quá thấp, nếu nhu cầu thị trường tăng cao thì doanh nghiệp khó có thể đáp ứng kịp thời. Để có sự đánh giá chính xác, chỉ số này chỉ nên được duy trì ở trạng thái trung bình, không quá thấp và cũng không quá cao.

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả

Công thức:

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên / Phải trả bình quân

Với:

Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ

Và:

Phải trả bình quân = (Phải trả trong năm trước + Phải trả năm nay)/2

Đây lại là một chỉ số quan trọng nữa để bạn lưu tâm. Tất nhiên mua hàng trả tiền hàng là lẽ bình thường. Tuy nhiên, trả khi nào và trả như thế nào có ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ ổn định của hoạt động kinh doanh. Nếu trong thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn mà số lượng các khoản phải trả quá nhiều, quá nhanh sẽ khiến doanh nghiệp trở nên khốn đốn.

Biên lợi nhuận thuần

Công thức:

Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Với:

Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý bán hàng,.. – Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Chỉ số này cho bạn biết mức độ tăng thêm lợi nhuận trên mỗi đơn vị hàng bán hoặc trên mỗi dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Thế nào là doanh nghiệp có lợi nhuận

Lợi nhuận ròng

Công thức:

Lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng / Doanh thu

Biên lợi nhuận phân phối

Công thức:

Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối / Doanh thu

Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phi cho các chi phí cố đinh trong mỗi đơn vị hàng bán.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (ROTC)

Công thức:

ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vai) / Tổng vốn trung bình

Đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lợi từ tổng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp

Vòng quay tổng tài sản

Công thức:

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình

Khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ tổng tài sản của mình được đo lường dựa trên tỷ số Vòng quay tổng tài sản này. Nếu chỉ số thấm, doanh nghiệp đó được đánh giá là doanh nghiệp thâm dụng vốn.

PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648