Đăng bởi Mon - 20/03/2017
Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Một điều mà tất cả chúng ta biết là website để được sự chấp nhận của khách hàng cần có nội dung tốt, tức là những thông tin bạn cung cấp trên đó phải chất lượng, đáng tin. Tuy nhiên, đã bao nhiêu lần sau khi bạn lấy được nguồn thông tin cần thiết trên website rồi đi luôn, không quay đầu nhìn lại. Tôi cũng như bạn, rất nhiều website tôi chẳng nhớ nó là gì, làm sao để tìm lại, vì chẳng có chút ấn tượng.
Đôi khi tôi tìm được những thông tin rất hay nhưng không thể ở lại lâu hơn trên web đó vì giao diện rất khó theo dõi, việc liên kết với các nội dung khác cũng hạn chế và tôi không thể làm gì hơn là out ra để tìm một trang khác tốt hơn. Vậy lý do cho điều này là dù nội dung có hay nhưng bạn có thể tìm kiếm ở những trang khác với giao diện, trải nghiệm thú vị hơn. Đây là ví dụ mà chúng ta có thể thấy là trải nghiệm trên website làm người dùng có mong muốn lướt lâu hơn trên một website.
Thêm một ví dụ nữa trước khi tìm hiểu thế nào là trải nghiệm người dùng, nhớ lại những lần bạn truy cập website trước đây. Tôi đưa ra một vài trang web mà có thể bạn rất quen thuộc. Chắc hẳn bạn biết các trang như Lazada.vn, Zalora.vn hoặc Tiki.vn và ít nhất một vài lần thao tác đặt mua hàng trên các trang thương mại điện tử này. Thao tác của bạn trên những website này rất dễ dàng.
Những gì bạn cần đều có, những gì bạn muốn cũng có. Điển hình, bạn vào trang Tiki.vn, tìm kiếm một quyển sách, click vào hình bìa sách bạn tìm thấy thông tin nhiều hơn, bạn cần biết về tác giả cũng đã có thông tin, sách tương tự đã được liệt kê, bạn muốn mua sách có icon giỏ hàng,… Điều thú vị là các thông tin được nghiên cứu, sắp xếp một cách thông minh nhất, để sự tìm kiếm thông tin của bạn được đáp ứng hiệu quả nhất. Tại sao vị trí của Icon giỏ hàng nằm ở góc trên bên phải giao diện. Đó hiển nhiên là một quy tắc bất thành văn, khách hàng mặc định vào bất kì trang thương mại điện tử nào, vị trí đó cũng là vị trí của giỏ hàng.
Mẫu website thương mại điện tử của bạn có thể không đặt giỏ hàng ở đó, vấn đề là khách hàng của bạn sẽ mất thời gian tìm kiếm nó và tất nhiên, làm giảm điểm trải nghiệm của họ trên website này. Ví dụ ngược lại, bất kỳ website nào làm bạn cảm thấy khó chịu, khó tìm kiếm thông tin hay không có sự kết nối giữa các phần thì đó là do website không tối ưu trải nghiệm người dùng.
Trải nghiệm người dùng cụ thể với từng người không giống nhau, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người trong quá trình thao tác trên internet. Sẽ rất khó để tạo ra một thiết kế trải nghiệm người dùng hoản hảo. Việc này đòi hỏi một quá trình nghiên cứu chuyên sâu và những quyết định xử lý hết sức thông minh của người thiết kế. Vậy chính xác, UX – trải nghiệm người dùng là gì?
UX (User Experience) là cách mà người dùng tiếp xúc với một hệ thống. Hệ thống đó có thể là một website, một ứng dụng hay một chương trình trên máy tính để bàn.
Thuật ngữ trải nghiệm người dùng được đặt ra lần đầu tiên bởi tiến sĩ Donald Norman. Ông là nhà nghiên cứu khoa học nhận thức, cũng là người đầu tiên nói về tầm quan trọng của kiểu thiết kế lấy người dùng làm trung tâm. So với nhiều lĩnh lực khác, các hệ thống chạy trên nền Web thì UX là thuật ngữ tương đối mới.
Đúng vậy, vì sao thiết kế hướng tới người dùng lại quan trọng. Nếu bạn làm việc trong ngành thiết kế hoặc từng làm việc liên quan dịch vụ sáng tạo, bạn sẽ thấy có 2 xu hướng làm việc hoàn toàn trái ngược nhau: môt là theo tư duy của một người sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mà họ nghĩ là tuyệt vời nhất và hai là làm theo ý khách hàng.
Và thường thi bạn sẽ thành công hơn nếu hiểu và đáp ứng được mong muốn của khách hàng và sản phẩm của bạn sẽ được đánh giá cao bởi họ. Tuy nhiên, một vấn đề xảy ra là đôi khi, cái khách hàng chọn lại không phải là cái người tiêu dùng muốn. Người tiêu dùng là những người cuối cùng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Và nếu họ không thích sản phẩm/ dịch vụ nào đó thì điều này tương đương là cả người thiết kế và khách hàng của họ đều không thành công.
Hiện tại, không có một môn nghiên cứu khoa học chính xác về trải nghiệm người dùng, mọi nhận định đưa ra đều dựa trên số liệu thống kê và sự phân tích thông minh từ những người làm UX
Tất nhiên, mỗi hệ thống luôn cần triển khai thiết kế trải nghiệm người dùng. Tăng trải nghiệm luôn giúp website của bạn được đánh giá cao hơn bởi người truy cập. Trong số đó, những trường hợp dưới đây là cần thiết:
Trong một hệ thống phức tạp, việc lập kế hoạch và cấu trúc càng cần thiết.
Đương cử một hệ thống website khủng như Lazada.vn với vô số các tác vụ người dùng thì yêu cầu về UX là mọi sự tương tác với hệ thống phải đơn giản, có giá trị, dễ chịu và hiệu quả.
Mặc dù chúng ta biết rằng kinh phí dành cho những thiết kế UX không thấp, và rất khó để một Startup bắt đầu sự nghiệp bằng cách này. Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều giải pháp thay thế để họ có thể sở hữu những sản phẩm đầu tay đảm bảo trải nghiệm người dùng là hoàn hảo nhất, với chí phí tiết kiệm nhất. Thay vì thuê hẳn một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các Startup có thể thuê đơn vị thiết kế ứng dụng chuyên nghiệp có thể là lựa chọn phù hợp hơn.
Không có nhân bản: Thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng (UI/UX) sẽ không giống nhau trên từng trang web. Cũng giống mỗi chúng ta đều rất khác nhau, có cá tính riêng, điều gì đúng với người này chưa chắc đã đúng với những người khác và ngược lại. Những thiết kế UI/UX trong một website được nghiên cứu riêng để phục vụ cho một nhóm khác hàng mục tiêu. Chúng ta không thể nhân bản trải nghiệm người dùng cho các website khác nhau mà không có sự nghiên cứu, chắc lọc lại.
Không thể đo lường cụ thể: Bạn không thể xác định hiệu quả của thiết kế UI/UX dựa trên các số liệu thống kê lượt xem trang, tỷ lệ số trang không truy cập, tỷ lệ chuyển đổi,… Vì các chỉ số đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trên website, không chỉ là thiết kế giao diện người dùng hay trải nghiệm người dùng.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn có cái nhìn tổng quan về UX – Trải nghiệm người dùng trong thiết kế website.